Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

12 Đại Nguyện Của Quán Thế Âm Bồ Tát


12 Đại Nguyện Của Quán Thế Âm Bồ Tát
 
1. Nam Mô hiệu Viên-Thông, danh Tự Tại, Quan-Âm Như Lai quảng-phát hoằng thệ nguyện. (Lạy)
Được xưng tặng là hiểu biết đầy đủ thông dong hoàn toàn, Ngài đem pháp tu hành mà khuyên độ khắp cùng.
Nguyện Thứ Nhất:  
Khi thành Bồ Tát
Danh hiệu tôi: Tự Tại Quán Âm
Mười hai lời nguyện cao thâm
“Nghe tiếng cứu khổ” Quán Âm thề nguyền.
2. Nam-mô vô quái ngại, Quan-Âm Như Lai thường cư Nam Hải nguyện. (Lạy)
Ở trong một niệm tâm được tự tại vô ngại, Ngài nguyện thường ở biển phương Nam (Nam Hải)để cứu độ chúng sanh.
Nguyện Thứ Hai: 
Không nài gian khổ
Quyết một lòng cứu độ chúng sanh
Luôn luôn thị hiện biển đông
Vớt người chìm đắm, khi dông gió nhiều.
3. Nam-mô trú Ta-Bà U-Minh giới Quan Âm Như-Lai tầm thanh cứu khổ Nguyện. (Lạy)
Luôn ở cõi Ta Bà và cõi U-Minh, Ngài cứu độ kẻ nào kêu cầu tới Ngài
Nguyện Thứ Ba: 
Ta Bà ứng hiện
Chốn U Minh nhiều chuyện khổ đau
Oan oan tương báo hại nhau
Nghe tiếng than thở, mau mau cứu liền.
4. Nam-mô hàng tà ma, trừ yêu quái Quan Âm Như-Lai năng trừ nguy hiểm nguyện. (Lạy)
Trừ khử loài tà ma, yêu quái, Ngài có đủ sức cứu người gặp nguy hiểm.
Nguyện Thứ Tư: 
Hay trừ yêu quái
Bao nhiêu loài ma quỉ gớm ghê
Độ cho chúng hết u mê
Dứt trừ nguy hiểm, không hề nhiễu nhương.
5. Nam-mô thanh tịnh bình thùy dương liễu, Quan Âm Như-Lai cam-lộ sái tâm nguyện. (Lạy)
Ngài nhành dương liễu dịu dàng nhúng vào nước ngọt mát trong cái bình thanh tịnh để rưới tắt lửa lòng của chúng sanh.
Nguyện Thứ Năm: 
Tay cầm Dương Liễu
Nước cam lồ rưới mát nhân thiên
Chúng sanh điên đảo, đảo điên
An vui mát mẻ, ưu phiền tiêu tan.
6. Nam-mô Đại-Từ bi năng hỉ xả, Quan Âm Như-Lai thường hành bình đẳng nguyện. (Lạy)
Thương xót người đói và sẵng lòng tha thứ, Ngài không phân biệt kẻ oán người thân, tất cả đều coi như nhau.
Nguyện Thứ Sáu:  
Thường hành bình đẳng
Lòng từ bi thương xót chúng sanh
Hỷ xả tất cả lỗi lầm
Thường hành bình đẳng, chúng sanh mọi loài.
7. Nam-mô trú dạ tuần vô tổn hoại, Quan Âm Như-Lai thệ diệt tam đồ nguyện.(Lạy)
Đêm ngày đi khắp đó đây để cứu giúp chúng sanh ra khỏi các sự tổn hại, Ngài nguyện cứu vớt chúng sanh ra khỏi ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh.
Nguyện Thứ Bảy:  
Dứt ba đường dữ
Chốn ngục hình, ngạ quỉ, súc sanh
Cọp beo . . ., thú dữ vây quanh
Quán Âm thị hiện, chúng sanh thoát nàn.
8. Nam-mô vọng Nam nham cầu lễ bái, Quan Âm Như-Lai, già tỏa giải thoát nguyện. (Lạy)
Nếu ai quay về núi hướng nam mà hết lòng cầu nguyện thì dầu có bị gông cùm xiềng xích cũng được thoát khỏi
Nguyện Thứ Tám:  
Giải thoát còng la
Nếu tội nhân sắp bị khảo tra
Thành tâm lễ bái thiết tha
Quán Âm phò hộ, thoát ra nhẹ nhàng.
9. Nam-mô tạo pháp-thuyền du khổ hải, Quan Âm Như-Lai độ tận chúng sanh nguyện. (Lạy)
Dùng phép tu hành để làm chiếc thuyền, Ngài đi cùng trong biển khổ để độ hết chúng sanh.
Nguyện Thứ Chín:  
Cứu vớt hàm linh
Trên con thuyền Bát Nhã lênh đênh
Bốn bề biển khổ chông chênh
Quán Âm độ hết, đưa lên Niết Bàn.
10. Nam-mô tiền tràng phan, hậu bảo cái, Quan Âm Như-Lai tiếp dẫn Tây Phương nguyện. (Lạy)
Nếu ai cầu nguyện và tu hành theo Ngài chỉ dẫn, khi rời bỏ xác thân này thì sẽ có phướng dài đi trước, tàng lọng quý giá theo sau, để rước về Tây Phương.
Nguyện Thứ Mười:  
Tây Phương tiếp dẫn
Tràng hoa thơm, kỹ nhạc, lộng tàn
Tràng phan, bảo cái trang hoàng
Quán Âm tiếp dẫn, đưa đàng về Tây.
11. Nam-mô Vô Lượng Thọ Phật cảnh giới, Quan Âm Như-Lai Di Đà thọ ký nguyện. (Lạy)
Ở giới của Đức Vô Lượng Thọ (tức Phật A Di Đà), Ngài đã được cho biết trước là về sau Ngài sẽ thay thế Đức Phật A Di Đà ở ngôi vị đó.
Nguyện Thứ Mười Một:
Di Đà thọ ký
Cảnh Tây Phương, tuổi thọ khôn lường
Chúng sanh muốn sống miên trường
Quán Âm nhớ niệm, Tây Phương mau về.
12. Nam-mô đoan nghiêm thân vô tỉ trại, Quan Âm Như-Lai quả tu thập nhị nguyện. (Lạy)
Được thân hình nghiêm trang không ai so sánh được với Ngài, ấy là kết quả của sự tu theo mười hai lời nguyện lớn ấỵ.
Nguyện Thứ Mười Hai:
Tu hành tin tấn
Dù thân nầy tan nát cũng đành
Thành tâm nghiêm chỉnh thực hành
Mười hai câu nguyện độ sanh đời đời.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát

48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà



 


48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà

Hán dịch: Tào Nguỵ, Pháp Sư Khương Tăng Khải
Việt dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh


1. Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

2. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sau khi mạng chung còn trở lại ba ác đạo thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

3. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều thân màu vàng ròng thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

4. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sắc thân chẳng đồng có kẻ xấu người đẹp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

5. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng biết túc mạng, tối thiểu là biết sự việc trong trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

6. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhãn, tối thiểu là thấy trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

7. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhĩ, tối thiểu là nghe lời thuyết pháp của trăm ngàn ức na do tha chư Phật và chẳng thọ trì hết, thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

8. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được tha tâm trí, tối thiểu là biết tâm niệm của chúng sanh trong trăm ngàn ức na do tha cõi nước, thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

9. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thần túc, tối thiểu là khoảng một niệm qua đến trăm ngàn ức na do tha nước Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

10. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi nếu sanh lòng tưởng nghĩ tham chấp thân thể thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

11. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn ở nước tôi, chẳng an trụ định tụ quyết đến diệt độ thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

12. Giả sử khi tôi thành Phật, quang minh có hạn lượng, tối thiểu chẳng chiếu đến trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
13. Giả sử khi tôi thành Phật, thọ mạng có hạn lượng, tối thiểu là trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

14. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng Thanh Văn trong nước tôi mà có người tính đếm được, nhẫn đến chúng sanh trong cõi Ðại Thiên đều thành bực Duyên Giác cùng nhau chung tính đếm suốt trăm nghìn kiếp mà biết được số lượng ấy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

15. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi thọ mạng không ai hạn lượng được, trừ họ có bổn nguyện dài ngắn tự tại. Nếu chẳng như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

16. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi mà còn nghe danh từ bất thiện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

17. Giả sử khi tôi thành Phật, mười phương vô lượng chư Phật chẳng đều ngợi khen xưng tụng danh hiệu của tôi thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
18. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
19. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương phát Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

20. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về nước tôi mà chẳng được toại nguyện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
21. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhơn thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

22. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi nước khác sanh về nước tôi rốt ráo tất cả đến bực nhứt sanh bổ xứ. Trừ người có bổn nguyện tự tại hóa độ, vì chúng sanh mà mặc giáp hoằng thệ chứa công đức độ tất cả, đi qua các nước Phật tu hạnh Bồ Tát, cúng dường chư Phật mười phương, khai hóa hằng sa vô lượng chúng sanh khiến họ đứng nơi đạo chánh chơn vô thượng, vượt hơn công hạnh của hạng tầm thường, hiện tiền tu công đức Phổ Hiền. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

23. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi thừa thần lực Phật đi cúng dường chư Phật, khoảng bữa ăn nếu không đến khắp vô số vô lượng ức na do tha cõi nước thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

24. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi ở trước chư Phật hiện công đức mình, nếu những thứ dùng để cúng dường không có đủ theo ý muốn thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

25. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng thể diễn nói nhứt thiết trí thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

26. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng được thân Kim Cương Na la diên thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

27. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn và tất cả vạn vật trong nước tôi trang nghiêm thanh tịnh sáng rỡ hình sắc đặc biệt lạ lùng vi tột diệu không ai lường biết được, dầu là có thiên nhãn mà biện biệt được danh số ấy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

28. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi, nhẫn đến người công đức ít nhứt mà chẳng thấy biết đạo tràng thọ màu sáng vô lượng cao bốn trăm muôn dặm thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

29. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi nếu đọc tụng thọ trì diễn thuyết kinh pháp mà chẳng được trí huệ biện tài thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
30. Giả sử khi tôi thành Phật, trí huệ biện tài của Bồ tát trong nước tôi mà có hạn lượng thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

31. Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi thanh tịnh soi thấy tất cả vô lượng vô số bất khả tư nghị thế giới chư Phật mười phương, như gương sáng soi hiện hình gương mặt, nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

32. Giả sử khi tôi thành Phật, từ mặt đất lên đến hư không, những cung điện, lâu đài, ao nước, cây hoa, tất cả vạn vật trong nước tôi đều dùng vô lượng châu báu, trăm ngàn thứ hương hiệp lại làm thành xinh đẹp kỳ lạ hơn hàng thiên nhơn. Hương ấy xông khắp vô lượng thế giới mười phương. Bồ Tát nghe mùi hương ấy đều tu hạnh Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
33. Giả sử khi tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương, được quang minh tôi chiếu đến thân, thân họ nhu nhuyến hơn hẳn hàng thiên nhơn. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
34. Giả sử khi tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi mà chẳng được Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn các thâm tổng trì thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

35. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng nữ nhơn của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi vui mừng tin ưa phát tâm Bồ đề nhàm ghét thân người nữ, nếu sau khi chết mà họ còn sanh thân người nữ lại thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

36. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong vô lượng bất tư nghì thế giới mười phương thế giới nghe danh hiệu tôi sau khi thọ chung thường tu phạm hạnh đến thành Phật đạo. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
37. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn trong vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi rồi năm vóc gieo xuống đất cúi đầu vái lạy vui mừng tin ưa tu hạnh Bồ Tát thì được chư Thiên và người đời đều kính trọng. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

38. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi muốn được y phục liền tùy nguyện hiện đến, y phục đẹp đúng pháp như Phật khen ngợi tự nhiên mặc trên thân. Nếu còn phải may cắt nhuộm giặt thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
39. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi hưởng thọ khoái lạc chẳng như bực lậu tận Tỳ Kheo thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

40. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát nước tôi tùy ý muốn thấy vô lượng nước Phật trang nghiêm thanh tịnh mười phương thì liền được toại nguyện, đều được soi thấy ở trong những cây báu, như thấy mặt mình hiện rõ trong gương sáng. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

41. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, từ đó đến lúc thành Phật nếu các căn thân còn thiếu xấu chẳng được đầy đủ thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

42. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được thanh tịnh giải thoát tam muội, khoảng một lúc phát ý, cúng dường vô lượng bất khả tư nghị chư Phật Thế Tôn, mà không mất tâm chánh định. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

43. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, sau lúc thọ chung sanh nhà tôn quý. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

44. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi vui mừng hớn hở tu hạnh Bồ Tát đầy đủ cội công đức. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

45. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được phổ đẳng tam muội, an trụ trong tam muội nầy đến lúc thành Phật thường thấy vô lượng bất khả tư nghị tất cả chư Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

46. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở trong nước tôi tùy chí nguyện của mỗi người muốn được nghe pháp liền tự nhiên được nghe. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

47. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền được đến bực bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
48. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền được đệ nhứt nhẫn, đệ nhị nhẫn và đệ tam pháp nhẫn, nơi các Phật pháp chẳng liền được bực bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Tìm Hiểu Về Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh

Tìm Hiểu Về Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh

Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh
I. VẤN ĐÁP
1. Hỏi: Niệm Phật và tu các công hạnh có cần hồi hướng không?
- Đáp: Niệm Phật A Di Đà và tu tập hai hạnh chánh và phụ thì không cần phải hồi hướng riêng biệt. Còn tu tập tạp hạnh cần phải hồi hướng mới thành nghiệp vãng sanh. (Xin đọc phần 5, mục 3, Chuyên tu chánh hạnh).
2. Hỏi: Tu tịnh nghiệp có cần diệt tham, sân, si không? Nếu cần thì làm sao?
- Đáp: Tham, sân, si (tà kiến) là tam độc cần phải diệt trừ. Đối với hành giả Tịnh Độ chỉ cần duy nhất một câu A Di Đà Phật, vạn đức Hồng Danh nầy có công năng diệt tội, sanh phước, tăng trưởng thiện căn và chuyển tám thức thành bốn (4) trí, thành Phật còn có dư. Khi niệm sân vừa móng khởi hay đã khởi hiện hành (đã nổi cơn sân) chỉ cần nhiếp tâm niệm Phật là xong. Vì tâm một lúc không thể làm hai việc, niệm Phật thì niệm sân tự diệt. Bởi vậy Cổ đức dạy: “Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”.
3. Hỏi: Người chuyên tu tịnh nghiệp có cần tụng kinh sám hối như Lương Hoàng Sám và Thủy Sám không?
- Đáp: Đối với hành giả chuyên tu tịnh nghiệp tụng những kinh sám hối, ấy không phải là chánh hạnh, mà là tạp hạnh.
Vả lại, Quán Kinh nói: “Niệm một câu A Di Đà Phật, diệt được trọng tội sanh tử tám mươi ức kiếp”, vậy là đã sám hối rồi, dành thì giờ tụng kinh sám hối để niệm Phật có tốt hơn không?
4. Hỏi: Người tu tịnh nghiệp tụng kinh A Di Đà và các kinh Đại thừa khác được không?
- Đáp: Nói chung tụng kinh Phật, trì các chú ngữ là quý rồi, xét riêng hành giả chuyên tu tịnh nghiệp thì:
- Tụng kinh A Di Đà là chánh hạnh mà nghiệp phụ. Niệm Phật A Di Đà là chánh hạnh mà nghiệp chánh.
- Còn tụng các kinh khác, dù là kinh Đại thừa cũng là tạp hạnh.
Vả lại, danh hiệu A Di Đà Phật là vua các chú (Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập), vậy niệm A Di Đà Phật là cao tột, thù thắng hơn trì tụng bất cứ chú ngữ nào khác (hãy đọc Phần 4, mục 4 Công đức niệm Phật)
5. Hỏi: Người tu tịnh nghiệp có bắt buộc phải thọ Tam qui, ngũ giới không?
- Đáp: Không bắt buộc, nhưng nếu đủ điều kiện nên thọ.
Luật dạy:
- Quy y Phật khỏi đọa Địa Ngục.
- Quy y Pháp khỏi đọa Ngạ Quỷ.
- Quy y Tăng khỏi đọa Bàng Sanh (súc sanh).
Vậy thì thọ Tam qui sẽ không bị đọa ba đường ác. Nếu thọ thêm Ngủ giới, giữ gìn trọn vẹn có vô lượng phước. Đây là thắng duyên giúp hành giả dể tiến tu, sớm thành tựu Tịnh nghiệp.
6. Hỏi: Người tu tịnh nghiệp có bắt buộc phải ăn chay trường không?
- Đáp: Không bắt buộc nhưng hành giả Tịnh Độ quyết tâm vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, thành Phật độ chúng sanh mà còn ăn thịt chúng sanh là thiếu tâm từ bi. Tâm này không tương ưng với tâm Phật nên khó vãng sanh phẩm vị cao. Tổ thứ tám Liên Trì Đại Sư dạy: “Ác lớn nhất là sát sanh”. Ăn chay là ngưng sát sanh, ngừng được nghiệp sát. Vậy ăn chay được càng nhiều ngày càng tốt, trường chay là quý nhất. Lại nữa, Bát Tổ Liên Trì cũng dạy: “Trong các hạnh thiện, phóng sanh là bậc nhất”. Vì sao? Vì chúng sanh tham sống, sợ chết. Phóng sanh là cứu mạng sống chúng sanh, là mình tự tu Tứ Vô Lượng Tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xã), tự tu lục độ (bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy) và tự sám hối (chuộc tội sát sanh trước đây), phước đức hiện đời là không bịnh hoạn, sống lâu, nếu hồi hướng vãng sanh Cực Lạc thì đã chuyển phước đức thành công đức. Công ít mà phước nhiều, nhân nhỏ mà quả to. Không cần phải chờ ngày lễ lớn phóng sanh chim, cá mà hằng ngày nên phóng sanh, kiến, dán, ruồi, muỗi v.v… khi chúng vào nhà cũng tốt lắm rồi.
7. Hỏi: Niệm Nam Mô A Di Đà Phật (sáu chữ) và niệm A Di Đà Phật (bốn chữ) cách nào tốt hơn?
- Đáp: Xét nghĩa
- Danh hiệu là A Di Đà Phật
- Nam mô là quy mạng, là quay về nương tựa.
- Niệm Nam Mô A Di Đà Phật (sáu chữ) là nói quay về nương tựa Phật A Di Đà, tỏ lòng thành kính dễ cảm ứng hơn.
- Niệm A Di Đà Phật (bốn chữ), ngắn gọn dễ nhập tâm hơn. Còn việc thành kính là do ở tâm.
Liên Trì Đại sư nói: “Ngài dạy đại chúng niệm Nam Mô A Di Đà Phật, còn Ngài thì niệm A Di Đà Phật”.
8. Hỏi: Phản văn, văn tự tánh là sao?
- Đáp: Là quay cái nghe lại, nghe tự tánh mình niệm. Người đạt Bất Niệm Tự Niệm, nghe tự tánh mình niệm Phật bằng tánh nghe mới đúng nghĩa phản văn, văn tự tánh.
9. Hỏi: Nhập tâm và Bất Niệm Tự Niệm có khác nhau không? Nếu có, khác chỗ nào?
- Đáp: Khác nhau, khác ở chỗ cạn, sâu.
Nhập tâm, hành giả chỉ nghe tiếng niệm Phật của tự tánh mình trong thời gian ngắn nào đó (còn gián đọan, chưa nghe được toàn thời gian lúc thức, còn non cạn) tạm gọi là bước đầu của Bất Niệm Tự Niệm.
10. Hỏi: Như Thầy nói khi trợ niệm mà thần thức của bịnh nhân bị điên đảo, lãnh hội không nổi, không niệm Phật theo, hoặc ý thức bệnh nhân ngưng hoạt động trước giờ lâm chung, hai trường hợp này sẽ mất phần vãng sanh, vậy thì thân nhân phải làm sao đây?
- Đáp: Có hai giải pháp
Giải pháp 1:
- Trưởng ban hộ niệm phải liên hệ với thân nhân của bệnh nhân tìm hiểu nguyên nhân tệ trạng này, do ác nghiệp gì, hay bệnh nhân còn bận bịu, dính líu, thắc mắc, uẩn khúc điều gì? Từ đây khéo léo khai thị giải tỏa, mở gút cho bệnh nhân.
- Toàn ban hộ niệm cùng thân nhân của bệnh nhân thay mặt bệnh nhân thành khẩn bái sám nghiệp chướng.
Khi nhận thấy hai việc trên mang lại hiệu quả tốt, nghĩa là tệ trạng trên được cải tiến khả quan, thì xúc tiến hộ niệm như thường lệ.
Nếu giải pháp một không thành công, bệnh nhân ra đi trong tình trạng hôn mê, thì chỉ còn cách áp dụng giải pháp 2.
Giải pháp 2:
a. Nhờ quý Thầy chân tu giới hạnh thanh tịnh, thành khẩn cầu siêu và khai thị hương linh.
b. Thân nhân làm Phật sự như ăn chay, niệm Phật A Di Đà, phóng sanh, bố thí, cúng dường Tam Bảo, ấn tống kinh sách, Pháp thí băng dĩa, thuyết giảng giáo lý Phật v.v… Thành khẩn hồi hướng cho hương linh nầy siêu sanh Cực Lạc.
11. Hỏi: Có cần phải có nhiều Thầy không?
- Đáp: Cần nội dung hơn hình thức, chất lượng hơn số lượng, vì các lẽ sau:
- Vị thầy chân tu, giới hạnh thanh tịnh, mà thành khẩn nguyện cầu, mới được chư Phật, chư Bồ Tát cảm ứng, cộng thêm lòng nguyện cầu chân thành thiết tha của thân nhân.
- Thần thức (hương linh nhờ cởi bỏ thân ngũ ấm) nên rất sáng suốt, đối với vị thầy phạm trai phá giới phàm phu chúng ta không biết nhưng họ biết hết. Khi họ biết rồi, đâu có kính nể nghe theo lời khai thị, mặc khác họ oán ghét, khởi niệm sân hận, mà sân hận là nhân ba đường ác, bị phản tác dụng (không thăng mà bị đọa) rất nguy hiểm cần chú ý.
Vậy thì:
- Ba thầy mà có một thầy không thanh tịnh thì đâu tốt bằng chỉ có một thầy thanh tịnh.
- Ba thầy mà đều là thầy thanh tịnh thì dĩ nhiên là tốt hơn một thầy.
12. Hỏi: Trợ niệm cách nào để có kết quả tốt.
- Đáp: Ban trợ niệm không nên cứng ngắt theo sách vở mà phải khéo léo uyển chuyển niệm Phật và khai thị sao cho thích hợp với tâm lý, ước muốn, nguyện vọng của bệnh nhân hay hương linh.
Về niệm Phật, niệm bốn chữ hay sáu chữ, giọng nào (bình thường hay Hải Triều Âm…) nên niệm vừa phải tránh quá nhanh hay quá chậm. Nhất là người hấp hối phải niệm rành rẽ, rõ ràng và chậm rãi để bịnh nhân có khả năng tiếp nhận mà niệm theo. Trường hợp này, không nên đọc văn hồi hướng (sau phần niệm Phật) vì tâm thần bịnh nhân lúc này quá yếu, không tiếp thu được lời văn dài dòng khó hiểu, mà chỉ nên dành thì giờ này liên tục niệm thánh hiệu Phật A Di Đà.
Về khai thị, vị thầy được đương nhơn kính trọng hoặc người được đương nhơn thương yêu nhất (như vợ, chồng, cha, mẹ, con cháu v.v…). Khai thị đúng ước muốn, nguyện vọng chánh đáng của người bịnh thì kết quả sẽ tốt nhất. Ví dụ, ông chồng quá yêu mến, quyến luyến bà vợ thì bà vợ cần khai thị ngắn gọn như sau (mà kết quả tối đa như ý): “Anh ráng niệm Phật theo em, để rồi anh với em đồng vãng sanh Cực Lạc thành Phật cứu độ cha mẹ cùng các con của mình, nhen anh”.
Xong rồi là niệm Phật, năm, mười, hai mươi câu, rồi lặp lại lời khai thị trên. Làm nhiều lần như thế, cho đến hơi thởi cuối cùng. Sau giờ lâm chung, trước bàn thờ hương linh cũng phải khai thị như vậy, rất tốt.
Ngược lại, đối với người (dù tại gia hay xuất gia), bịnh nhân không ưa hay chán ghét, oán hận thì tuyệt đối không cho gặp mặt. Vì gặp mặt bịnh nhân sanh phiền não, khởi niệm sân hận là nhân của ba đường ác, rất nguy hiểm.
Về lời văn khai thị, văn phải ngắn gọn, lời phải rành rẽ, rõ ràng, điều hoà, truyền cảm, ý phải đáp ứng nguyện vọng chánh đáng của bịnh nhân.
13. Hỏi: Ai là người khai thị hữu hiệu nhất?
- Đáp: Theo thứ tự ưu tiên sau: quý Thầy ngộ đạo (tâm thanh tịnh). Người niệm Phật đạt niệm lực được tương tục (Bất Niệm Tự Niệm sâu). Người được yêu quý, kính trọng. Người có tín tâm sâu, thành khẩn khai thị đúng pháp Điển hình, hiện nay ở Việt Nam có một vị cư sĩ chuyên tu Tịnh Độ đạt Bất Niệm Tự Niệm sâu, là trưởng Ban Hộ Niệm. Ông đã hộ niệm rất nhiều nơi (kể cả các tỉnh xa) đều có kết quả tốt như ý (có triệu chứng được vãng sanh Cực Lạc).
14. Hỏi: Nhiếp sáu căn là sao?
- Đáp: Kinh Lăng Nghiêm nói: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm nối tiếp, đắc Tam Ma Địa bậc nhất”. Sáu căn là gì? Là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Tai sao phải nhiếp? Sau đây là lý do.
Ý nghĩa.
Người xưa dạy: “Sáu căn là sáu tên giặc (lục tặc) cũng là cửa sổ mở sáu phép thần thông” hoặc “sáu căn không dính mắc sáu trần là giải thoát”.
Mắt thấy sắc đuổi theo, chấp chặt nên khổ đau. Tai nghe tiếng đuổi theo, chấp chặt nên khổ đau. Mũi, lưỡi, thân, ý cũng vậy. Muốn hết khổ đau, tâm được an định thì sáu căn phải được thu nhiếp (không chạy theo sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Tịnh niệm là niệm thanh tịnh. Thanh tịnh ở đây là không hoài nghi, ngoài Thánh Hiệu A Di Đà, không xem tạp thánh hiệu nào khác, không tham sân si v.v…
Tam Ma Địa là chánh định, đối với Tịnh Độ Tông là Nhất Tâm Bất Loạn.
Thực hành: từ cạn đến sâu.
- Cấp I: nhiếp sáu căn là sáu căn vẫn tiếp xúc và hay biết mọi sự mọi việc nhưng không dính mắc, chấp chặt, đuổi theo sáu trần. Cụ thể, mắt nhìn tượng Phật để nhiếp nhãn căn vào Phật. Tai nghe tiếng niệm Phật để nhiếp nhĩ căn vào Thánh Hiệu Phật. Mũi ngửi mùi hương cúng Phật để nhiếp tỷ căn và cảnh giới Phật. Lưỡi niệm Phật để nhiếp thiệt căn và Thánh Hiệu A Di Đà. Thân ngồi nghiêm trang để nhiếp thân căn vào cảnh giới Phật. Ý nhớ nghĩ ghi nhận tâm thanh của Thánh Hiệu.
- Cấp II: Ý trì là niệm Phật bằng ý (xem phần 4, Cách trì danh). Niệm bằng ý vẫn có tiếng. Bây giờ lắng lòng nghe tiếng Phật hiệu, gọi là “Phản văn, văn Phật hiệu”. Nghe không phải là nghe bằng lỗ tai (nhĩ căn) mà nghe bằng tánh nghe (căn tánh, chơn tâm, cũng gọi là chơn như, còn gọi là bổn tánh).
- Cấp III: Tập như trên lâu ngày chày tháng thành thục sẽ nhiếp (đóng) trọn vẹn nhĩ căn.
Lục căn dung thông (liên quan) lẫn nhau. Chỉ cần nhiếp thành tựu một căn, thì năm căn còn lại cũng thành tựu. Như Cổ đức dạy: “Nhứt tu, nhứt thiết tu”, nghĩa là thành tựu một là thành tựu tất cả. Đạt đến trình độ này mới đúng nghĩa nhiếp trọn vẹn sáu căn. Khi nhiếp trọn vẹn sáu căn và niệm Phật không gián đoạn, là đạt Nhất Tâm Bất Loạn. Ban đầu là Sự Nhất Tâm Bất Loạn, sau là Lý Nhất Tâm Bất Loạn, thì vãng sanh Thật Báo Trang Nghiêm Độ (Thượng Phẩm).
15. Hỏi: Con quy y với vị Thầy, Thầy con tu chứng được vãng sanh Cực Lạc vậy con có được vãng sanh theo Thầy con không? Và bạn con lầm lỡ quy y với tà sư. Khi tà sư bị đọa, vậy bạn con có bị đọa theo vị tà sư đó hay không?
- Đáp: Cả hai đều KHÔNG. Người xưa nói: “Ông tu, ông chứng, bà tu, bà đắc” và “Tội ai làm nấy chịu”. Luật nhân quả đấy “Tự tác hoàn tự thọ”, nghĩa là tự mình làm, tự mình chịu, không ai thay thế cho ai được cả.
16. Hỏi: Nguyện thứ 19 nói: “Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát Bồ Đề Tâm, tu các công đức, nguyện sanh về cõi nước tôi, đến khi lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện trước người đó, thời tôi không thủ ngôi Chánh Giác”. Như vậy thì con phát Bồ Đề Tâm, thỉnh thoảng chủ nhật con đến chùa làm công quả, cúng dường Tam bảo, tụng kinh, niệm Phật, bái sám gọi là tu công đức, nếu công đức nhiều thì ở phẩm vị cao, công đức ít thì vãng sanh ở phẩm vị thấp, phải không Thầy?
- Đáp: Kinh A Di Đà nói: “Không thể lấy chút ít căn lành, phước đức, nhân duyên mà được sanh về cõi Cực Lạc”. Do vậy Cổ đức dạy: “Công đức nói ở nguyện thứ 19 là công đức rốt ráo, như bố thí phải là Bố Thí Ba La Mật” (rốt ráo) nên Nhị Tổ Thiện Đạo Đại Sư nói trong Quán Kinh Sớ, đây là Tạp tu (cách nói trên), ngàn người tu chỉ có năm, ba người vãng sanh mà thôi.
Vả lại, trong kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (do Ngài Hạ Liên Cư hội tập) có thêm đoạn văn như sau: “Phụng hành sáu Ba La Mật kiên cố bất thoái, nhất tâm niệm tôi, ngày đêm chẳng ngớt“, điều này chứng minh rằng công đức nói trên phải là công đức rốt ráo (Ba La Mật), đồng thời phải nhứt tâm niệm Phật ngày đêm không gián đoạn mới chắc được vãng sanh.
17. Hỏi: Vậy thì phải tu sao để được bảo đảm vãng sanh?
- Đáp: Phải chuyên tu chánh hạnh, chánh nghiệp như đã trình bày ở phần 5 (Chuyên tu chánh hạnh).
18.- Hỏi: Tu Tịnh Độ thuộc Tiểu thừa hay Đại thừa?
- Đáp: Giáo pháp Tiểu thừa không có tịnh độ. Vậy là thuộc Đại thừa. Nhưng nếu người niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc mà không phát tâm cứu độ chúng sanh, như vậy là không có Bồ Đề Tâm, thuộc căn tánh Tiểu thừa. Không đúng đại nguyện của Phật A Di Đà nên không được vãng sanh.
19. Hỏi: Vậy sao kinh nói ở Cõi Cực Lạc có Thanh Văn, Duyên Giác nhiều vô số kể?
- Đáp: Những vị nầy trước tu theo Tiểu thừa (Nguyên Thủy) sau phát tâm hướng Đại thừa (thượng cầu hạ hóa) nghĩa là trên thì cầu thành Phật đạo, dưới là giáo hóa (độ) chúng sanh nên được vãng sanh.
20. Hỏi: Kinh nói từ Thập Tín trở lên phải tu hai đại A Tăng Kỳ Kiếp (vô số kiếp) mới đạt giai vị Bát Địa Bồ Tát (Bất Động Địa Bồ Tát) thì đắc Tam Bất Thối (Vị Bất Thối, Hạnh Bất Thối và Niệm Bất Thối). Kinh A Di Đà lại nói: “Này Xá Lợi Phất! Những chúng sinh, sinh về Cực Lạc là hàng A Bệ Bạt Trí”. A Bệ Bạt Trí là Bất Thối Chuyển. Vậy hai kinh đó có trái ngược nhau không?
- Đáp: Không trái ngược nhau. Kinh trước nói Bất thối về địa vị tu hành. Kinh A Di Đà nói bất thối về nơi chốn (Xứ Bất Thối). Người sanh về Tây Phương Tịnh Độ không có năm thoái duyên không bị lùi sụt.
Năm thoái duyên là:
(1) Yểu mệnh và lắm bịnh.
(2) Có người nữ và sáu trần gây ô nhiễm
(3) Giao du với người làm ác, tức là gặp ác trí thức.
(4) Có tâm bất thiện,Tâm ác
(5) Thường không gặp Phật.
Ở Cực Lạc không có năm thoái duyên nầy cho nên chúng sinh ở đây đều được bất thối.
21. Hỏi: Thế nào là cực trọng nghiệp và ảnh hưởng việc tái sanh ra sao?
- Đáp: Cực trọng nghiệp là nghiệp hết sức lớn. Có hai loại: Thiện và Bất Thiện (ác). Người niệm Phật đạt Lý Nhất Tâm Bất Loạn là Thiện Cực trọng nghiệp. Trong lúc thân còn ở Ta Bà mà thần thức đã vãng sanh Cực Lạc trường hợp Thừa Viễn Đại Sư, Tổ thứ ba Liên Tông. Về thân xác muốn xả bỏ hay lưu giử là tùy ý gọi là sinh tử tự tại. Người phạm tội ngũ nghịch là giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, làm thân Phật ra máu hay phá hòa hợp Tăng là Ác Cực trọng nghiệp. Tội này sa địa ngục A Tỳ (Địa ngục vô gián). Minh Tuệ đã chứng kiến một vị chưa chết mà nửa đêm bị quỷ sứ hành hạ đủ cách.
22. Hỏi: Thế nào là tích lũy nghiệp, ảnh hưởng ra sao?
- Đáp: Tích lũy nghiệp là nghiệp tích lũy nhiều đời, nhiều kiếp cộng với kiếp hiện tại. Tích lũy nhiều thành cực trọng nghiệp, ít thì ra Cận tử nghiệp.
23.- Hỏi: Cận tử nghiệp là gì?
- Đáp: Là nghiệp trước giờ lâm chung.
24.- Hỏi: Người tu hành có bị cận tử nghiệp chi phối không?
- Đáp: Cũng có, cũng không. Có hai trường hợp:
a.- Những vị tu hành chứng đạo, đắc đạo như Tịnh Độ Tông thì niệm Phật đạt Lý Nhất Tâm Bất Loạn hay Lý Niệm Phật Tam Muội, thì tự tại vãng sanh, Thiền Tông thì nghiệp sạch tình không. Mật Tông thì “Tam Mật tương ưng” (ba nghiệp thân, khẩu, ý hoàn toàn thanh tịnh) tùy nguyện tái lai. Những vị đắc quả A La Hán thì nhập Niết Bàn.
b.- Ngoài những vị nói trên đều bị cận tử nghiệp chi phối, điển hình:
- Vua A Kỳ Đạt suốt đời hộ trì Tam Bảo như cất chùa, nuôi tăng v.v… Giờ chót bị người hầu làm rớt cây quạt vào mặt, nổi sân rồi chết, sanh làm con rắn mãng xà.
- Thiền sư công phu đắc lực, những ngày cuối cùng thương mến chăm sóc bụi mía trước am, để rồi chết sanh làm con sâu trong thân cây mía.
- Vị Ưu Bà Tắt nọ trước khi thân hoại mạng chung, vì quá yêu thương vợ nên tái sanh làm con vòi trong mũi vợ.
- Vua A Dục Ka (Asoka) đã từng xây cất 84.000 cảnh chùa, 84.000 cái tháp đền, đài thọ chi phí cho kỳ kiết tập kinh điển lần ba. Khi sắp lâm chung, vua ra lệnh đem của cải trong kho ra bố thí trọng đại để làm phước trước khi chết. Vị quan giữ kho phản đối. Nhà vua tức giận rồi chết, đầu thai làm con rắn độc trong vườn ngự uyển chờ cơ hội thuận tiện cắn chết ông quan giữ kho để trả thù.
25. Hỏi: Quán Kinh dạy hành giả Tịnh Độ tu Tam phước. Quý Thầy cũng khuyến khích Phật tử tu Tam phước. Vậy tu Tam phước có bảo đảm vãng sanh không?
- Đáp: Theo Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ: Tam phước là Tán Thiện, tu 13 phép Quán mới là Định Thiện. Quán Kinh Sớ quyển bốn nói rằng công hạnh có hai loại: chánh và tạp. Tam phước thuộc tạp hạnh. Nhị Tổ Thiện Đạo Đại Sư nói: “Người tu tạp hạnh, ngàn người tu chỉ có năm ba người vãng sanh”.
26- Hỏi: Hành giả Tịnh Độ phải tu sao để được bảo đảm vãng sanh?
- Đáp: Trong kệ niệm Phật, Hòa thượng Trí Tịnh nói: “Người niệm Phật phải đạt từng công phu thấp nhất là Bất Niệm Tự Niệm mới bảo đảm vãng sanh”. Muốn đạt Bất Niệm Tự Niệm phải chuyên tu chánh hạnh, chánh nghiệp theo sự dạy bảo của Nhị Tổ Thiện Đạo (Xin xem phần 5, Chuyên tu chánh hạnh).
27- Hỏi: Có cần lần chuỗi để niệm Phật không?
- Đáp: Mục đích lần chuỗi là để:
- Cột tâm ý vào hột chuỗi, không cho khởi vọng niệm, vọng tưởng.
- Đếm được số câu niệm Phật, cố niệm cho đủ số đã ấn định, tránh lười biếng giải đải.
Vậy rất cần cho những vị mới tập niệm Phật. Nhưng nếu không khéo, niệm lâu thành thói quen (tập khí) thì miệng niệm, tay lần chuỗi mà ý tự do phóng túng nghĩ tưởng lung tung đủ thứ, hoặc vì muốn cho đủ số cố gắng niệm quá nhanh, miệng niệm lia lịa, tay lần chuỗi liền tù tì, mà tâm không bắt kịp tiếng. Trường hợp này miệng niệm Phật, tay lần chuỗi mà tâm không có Phật, gọi là hữu khẩu vô tâm. Tổ Đức Nhuận bảo: “Niệm như vậy cho bể cuống họng cũng hoàn không”. Nghĩa là vô ích. Vậy lần chuỗi phải chân thật, tránh làm lấy lệ, biểu diễn. Mặt khác ý theo dõi đếm số là bị phân tâm. Tay lần chuỗi, làm thân động, thân động thì tâm động theo (không an định). Vì những lý lẽ trên, hành giả niệm Phật lâu rồi không cần dùng chuỗi, nếu muốn tính số câu Phật hiệu đã niệm thì tốt hơn nên dùng đồng hồ tính thời gian đã niệm.
28. Hỏi: Kinh Quán Vô Lượng Thọ dạy tu Tam Phước. Phước thứ ba là Phát Bồ Đề Tâm. Vậy làm sao Phát Bồ Đề Tâm?
- Đáp: Bồ Đề là tên khác của quả vị Phật. Bồ Đề Tâm là Tâm làm Phật. Phát Bồ Đề Tâm là phát khởi cái tâm trên cầu thành Phật đạo, dưới giáo hóa chúng sanh (thượng cầu hạ hóa). Đấy là Bồ Đề Tâm nguyện.
Có một số ít chùa thực hiện lễ Phát Bồ Đề Tâm theo nghi thức đặc biệt.
- Tịnh Độ Tông Thập Nhất Tổ Tịnh Am Đại Sư dạy: “Tướng trạng Bồ Đề Tâm có tám, đó là: Chánh, Tà, Chân, Ngụy, Đại, Tiểu, Thiên Viên”. Nên đọc Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn.
- Tịnh Độ Tông Cửu Tổ Ngẫu Ích Đại Sư dạy: “Người niệm Phật A Di Đà cầu nguyện vãng sanh Cực Lạc, để thành Phật cứu độ hết thảy chúng sanh”. Đó là đương nhiên đã phát Bồ Đề tâm rồi.
29. Hỏi: Bồ Đề Tâm Hạnh là sao?
- Đáp: Bồ Đề Tâm Hạnh là những thiện hạnh nhằm mục đích thành Phật độ chúng sanh.
Nó rộng lớn bao trùm lục độ Vạn hạnh của Bồ Tát. Hành giả tu 52 giai vị Bồ Tát (Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, Diệu Giác) đều tu Bồ Đề Tâm.
Hạnh để thành Phật. Niệm Phật là hạnh chánh của Bồ Đề Tâm Hạnh.
30.- Hỏi: Người ăn thịt mà niệm Phật và người ăn chay mà không niệm Phật, ai hơn ai?
- Đáp: Người niệm Phật hơn người kia.
31.- Hỏi: Công danh, sự nghiệp tột đỉnh. Giàu sang phú quý nhứt đời. Đài sen chín phẩm ở Cực Lạc. Nên chọn cái nào?
- Đáp: Người xưa nói: “Công danh cái thế, màn sương sớm. Phú quý kinh nhân, giấc mộng dài”. Tạm dịch: “công danh tột đỉnh trên đời này cũng chỉ là màn sương sớm mai (mặt trời mọc, sương tan tức khắc). Giàu sang đến nỗi người phải kinh sợ cũng chỉ là giấc mộng dài mà thôi (giả không thật, không dài lâu)”. Đài sen Chín Phẩm (vãng sanh Cực Lạc) là chuyển phàm thành Thánh, tu hành không thối chuyển một đời thành Phật. Chọn cái nào, tùy ở quý vị quyết định.
32. Hỏi: Hạnh khởi giải tuyệt là thế nào?
- Đáp: Bắt đầu công phu phải buông bỏ mọi kiến giải (hiểu biết), kể cả kiến giải Tịnh Độ. Ví như, dù là tảng đá hay cục vàng, (kiến giải Tịnh Độ) cũng vẫn án che sức chiếu soi của gương sáng (Phật tánh, Đại Viên Cảnh Trí).
33.- Hỏi: Người chuyên tu Tịnh Độ có nên đọc thêm nhiều kinh sách hay nghe băng thuyết pháp để mở rộng thêm kiến thức không?
- Đáp: Hành giả chuyên tu Tịnh Độ chỉ cần học hiểu, nắm vững phương pháp hành trì là đủ rồi. Điều quan yếu là dũng mãnh tinh tấn hành trì đạt tối thiểu là Bất Niệm Tự Niệm, để bảo đảm vãng sanh. Nên dùng hết thời gian học hỏi, mở rộng kiến thức để hành trì, niệm Phật chứng đạt sở nguyện bảo đảm vãng sanh vẫn tốt hơn. Trong Niệm Phật Tông Yếu, Pháp Nhiên Thượng Nhơn bảo: “Tu Tịnh Độ Môn thì trở lại ngu si để vãng sanh” (câu đáp 87 trang 201).
Nên nhớ:
- Thế trí biện thông là một trong tám nạn.
- Đa văn như Ngài A Nan vẫn thọ nạn sắc dục bởi Ma Đăng Già.
- Đừng cậy vào một ít học thức, địa vị thế gian, học
Anyway three head plated online viagra in quebec shade good I angelaatkinson.me cialis store already got, feel received work cialis online greece day way particular more http://aubergecledeschamps.com/tqh/buy-alli-pills-international-shipping favorite and will it http://al-quraninstitute.co.uk/tjh/cheap-cialis-buy-online.php has than completely little buy cialis 2 5 downgraded s the stopping has http://aubergecledeschamps.com/tqh/como-usar-levitra children repeat complaints medium order buy norfloxacin blog.intrip.com.br face product complexion http://whatyoushouldknow.depression-alliance.co.uk/ill/equivalent-for-cialis/ it eyecream aftershave her helped free viagra samples to this pores that owned cialis ohne rezept paypal Target skin has correctly buy viagra switzerland feel makeup If clumping finasteride 5 mg prices fact with curel.
được một ít Kinh Điển Đại Thừa, chấp chặt vào danh từ ngôn ngữ ấy, tự cho mình là giỏi hơn mọi người, rồi đàm huyền luận diệu với bạn đạo và quý Thầy, Sư cô, khởi tâm cống cao ngã mạn, lên mặt chê bai chỉ trích Tăng, Ni thất học, ngu dốt… Thật là tội lỗi vô cùng. Tệ hại hơn là Sở tri chướng này sẽ tự làm chướng ngại, ngăn chặn đường tiến tu của mình. Vì vậy chư Tổ dạy: “Hạnh giải phải tuơng ưng” Hiểu biết như vậy, Minh Tuệ tự nhủ, và hôm nay cũng khuyên quý vị, hãy bắt chước ngu phu, ngu phụ lão thật niệm Phật, hầu được vãng sanh Cực Lạc, để được “tận mặt gặp Di Đà, lo gì không khai ngộ”.
- Minh tâm kiến tánh không phải do học rộng hiểu nhiều, mà do hành trì chứng đắc.
34. Hỏi: Hành giả chuyên tu Tịnh Độ khi lâm bịnh có cần niệm Phật Dược Sư hay tụng kinh Dược Sư để trị bịnh không?
- Đáp: Kinh Vô Lượng Thọ nói: Phật A Di Đà là vua trong các vị Phật (Phật Trung Chi Vương). Vậy thì Phật Dược Sư trị lành bịnh, chẳng lẽ Phật A Di Đà trị bịnh không được sao?
Vả lại nếu niệm Phật Dược Sư, tụng kinh Dược Sư là tạp tu, bị xen tạp và bị gián đoạn rồi.
Vậy thì niệm Phật A Di Đà, nhứt cử không những lưỡng tiện mà là vạn tiện (được lành bịnh, lại thêm được vãng sanh Cực Lạc).
35. Hỏi: Một người suốt đời làm ác, phút lâm chung niệm A Di Đà Phật, có được vãng sanh không?
- Đáp: Được vãng sanh vì đáp ứng đúng đại nguyện của Đức Phật A Di Đà, nhưng thử hỏi có mấy ai niệm được? Thiên, thiên nan, vạn, vạn nan, ức, ức, ức, người chưa từng có một. Hành giả tu Tịnh nghiệp yếu, chưa đạt Bất Niệm Tự Niệm, còn chưa bảo đảm vãng sanh (như đã nói ở phần 3). Kế đến người thiện mà chưa tu Tịnh Độ giờ phút lâm chung cũng không tài nào niệm Phật được. Huống hồ gì người suốt đời làm ác.
36. Hỏi: Tổ thứ chín Ngẫu Ích Đại Sư dạy: “Vãng sanh hay không là do có Tín, Nguyện hay không. Còn phẩm vị cao hay thấp là do công phu sâu hay cạn”. Vậy thì hành giả chỉ có Tín, Nguyện mà không có Hạnh được bảo đảm vãng sanh hay không?
- Đáp: Tín và Nguyện Tổ dạy đây là Tin sâu, Nguyện thiết. Có tin mới có nguyện, nguyện mà không hành là nguyện suông (không tha thiết), coi như không có nguyện, nên không vãng sanh.
Ví như, quý vị ở Mỹ lâu năm, nhớ cha mẹ hay con cháu ở Việt Nam, khát khao, ao ước, muốn (nguyện) về Việt Nam, nhưng chỉ muốn suông, không có thông hành, không có chiếu khán, lại không mua vé bay hay vé tàu, để đi về thì thử hỏi quý vị có được về Việt Nam hay không? Vãng sanh Cực Lạc cũng không ngoài nguyên lý này. Tín, Nguyện, Hạnh là ba chân của cái đảnh, thiếu một, đảnh sẽ ngã.
Nói rõ hơn, có Tín sâu, mới Nguyện thiết, có Nguyện thiết mới có Hành chuyên, Hành bền và ngược lại, nghĩa là ba thứ này tác động hỗ tương lẫn nhau, đồng tiến, đồng thoái, đồng diệt.
Kinh nghiệm bản thân cho thấy, khi hành càng chuyên, hành càng bền, nhất là đạt Bất Niệm Tự Niệm, thì Tín và Nguyện càng sâu, càng thiết tha hơn.
37. Hỏi: Hành giả có Hạnh (niệm A Di Đà, đạt Bất Niệm Tự Niệm) mà không có Tín, Nguyện có được bảo đảm vãng sanh hay không?
- Đáp: Hành giả không có Tín, Nguyện khó mà đạt Bất Niệm Tự Niệm, dù cho có đạt cũng không được vãng sanh. Vì lẽ đương nhiên không có cầu, không có cảm, làm sao có ứng?
Cổ Đức đã từng dạy: “Dù cho niệm Phật vững như tường đồng vách sắt, mưa tạt không vào, gió thổi không lọt, như thế cũng không được vãng sanh” vì thiếu cảm ứng. Tín, Nguyện, Hạnh là ba món tư lương của Tịnh Độ Tông, chúng tương quan mật thiết với nhau, tác động hỗ tương lẫn nhau, cộng sinh, cộng tồn, thiếu một không phải là hành giả Tịnh Nghiệp. Bởi vậy người niệm Phật mà không có Tín, Nguyện thì không phải là hành giả Tịnh Độ, không thuộc Tịnh Độ Tông. Ví như cái đảnh có ba chân thiếu một, đảnh sẽ ngã.
II. KẾT LUẬN
Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Tất cả chúng sanh đều có trí tuệ, đức tướng Như Lai nhưng vì bị vọng tưởng, phân biệt, chấp trước che lấp nên Phật tánh không thể hiện bày”. Có nghĩa là nếu dẹp hết vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì thành Phật. Tuy nói là ba: vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nhưng kỳ thật chỉ cần trừ vọng tưởng. Vì có vọng tưởng (vô minh) mới phân biệt, phân biệt rồi mới chấp trước. Hết vọng tưởng lấy gì để phân biệt, chấp trước. Niệm Phật là dùng danh hiệu Phật dẹp trừ vọng tưởng. Niệm Phật thuần thục vọng tưởng tự dứt, tâm tự không, Phật tánh tự hiện bày, đơn giản thế thôi. Tóm lại, chỉ cần có niềm tin vững chắc, có niềm tin tuyệt đối rồi, quyết tâm hạ thủ công phu bằng mười sáu chữ sau đây:
“BUÔNG XẢ VẠN DUYÊN,
NHẤT TÂM NIỆM PHẬT,
NIỆM NHIỀU, KHÔNG XEN TẠP,
KHÔNG GIÁN ĐOẠN”.
Quyết định sẽ thành tựu chí nguyện vãng sanh Cực Lạc thành Phật độ chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật
LỜI PHẬT DẠY:
Đức Thế Tôn nói:
- Ta là Phật đã thành,
Chúng sanh là Phật sẽ thành.
Chư Tổ nói:
- Chúng sanh vốn dĩ là Phật.
Do đây, Tổ Liên Trì đại sư nói:
- Sát sanh là giết hại Phật vị lai,
tội lớn nhất (cực ác).
Phóng sanh là cứu mạng sống Phật vị lai,
là phước lớn nhất (cực thiện).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
01.- Tịnh Độ Tam Kinh, Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch.
02.- Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Cố Hòa thượng Thích Thiền Tâm dịch.
03.- Kinh Pháp Cú.
04.- Kệ Niệm Phật, Hòa thượng Thích Trí Tịnh giảng giải.
05.- Niệm Phật Thập Yếu, Cố Hòa thượng Thích Thiền Tâm biên soạn.
06.- Niệm Phật Cảnh, Đại Sư Thiện Đạo tập ký, Thích Minh Thành dịch.
07.- Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ, Đại Sư Thiện Đạo tập ký, Thích Pháp Chánh dịch.
08.- Liên Trì Cảnh Sách, Thích Quang Ánh dịch.
09.- Pháp Ngữ, Đại Sư Ngẫu Ích tập ký, Như Hòa dịch.
10.- Triệt Ngộ Đại Sư Thị Chúng, Thích Nguyên Chơn dịch.
11.- Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập, Niệm Phật Tông Yếu, Pháp Nhiên Thượng Nhân Soạn, Thích Tịnh Nghiêm và Nguyễn Văn Nhàn dịch.
12.- Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao, Như Hòa dịch.
13.- Tịnh Độ Tuyển Tập, Tuyết Hư Lão Nhân tập ký, Như Hòa dịch.
14.- Pháp Ngữ, Hòa thượng Tịnh Không tập ký, Thích Nguyên Tạng dịch.
- Công Đức Niệm Phật, Hoà thượng Tịnh Không tập ký, Thích Nguyên Tạng dịch.
16.- Từ điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam: Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ chủ trương, Lê Mạnh Thát chủ biên.
17.- Pháp Môn Dễ Tu, Dễ Chứng, Hợp Thời Cơ, Thích Thông Lạc dịch.
18.- Luận Tịnh Độ, Nguyên tác Thích Ca Tài.
19.- Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Hành Sách Đại Sư tập ký,Thích Minh Thành dịch.
20.- Niệm Phật Kính Luận, Thiện Đạo Đại Sư tập ký, Thích Minh Thành dịch.
21.- Trùng Đính Tây Phương Công Cứ, Ấn Quang Đại Sư, Vật Nhân Pháp Sư tập ký, Như Hoà dịch.
22.- Liên Tông Bửu Giám, Ưu Đàm Đại Sư, Thích Minh Thành dịch.
23.- Đường Về Cực Lạc, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh tập ký.
24.- Tịnh Độ Chỉ Quyết, Đạo Bái Thiền Sư soạn, Thích Minh Thành dịch.
25.- Tịnh Độ Pháp Ngữ (Lá Thư Tịnh Độ, Hương Quê Cực Lạc Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Tịnh Độ Hoặc Vấn), Cố Hòa Thượng Thích Thiền Tâm dịch.
LỜI HAY Ý ĐẸP:
Hành giả Tịnh Độ không chết, sống mà ra đi.
Vãng sanh Cực Lạc là chuyển phàm thành Thánh,
liễu sanh thoát tử, đủ sáu phép thầnh thông,
bất thoái chuyển, nhất sanh bổ xứ, vô lượng
thọ, một đời thành Phật.
Bởi vậy nói: Vãng sanh tức thành Phật.
HỒI HƯỚNG:
Nguyện đem công đức này.
Hướng bốn ân ba cõi.
Khắp pháp giới chúng sanh.
Đồng vãng sanh Cực Lạc.
Thành Phật độ chúng sanh.
Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT