Hiển thị các bài đăng có nhãn HỌC LÀM NGƯỜI. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỌC LÀM NGƯỜI. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

CÕI TRUNG GIỚI

CÕI TRUNG GIỚI

Cõi nầy gần cõi Hồng trần nhứt. Là vì nguyên tử căn bản hồng trần được bọc bên ngoài bằng một lớp thanh khí (là chất của cõi Trung giới) và khi tan rã, thì thành thanh khí. Ở cõi nầy, sự sống linh động hơn và sắc tướng biến chuyển dễ dàng hơn. Chúng ta không thấy chất thanh khí được vì chất hồng trần của thể xác ta nặng trược quá nên không đáp ứng được với các rung động quá mau của chất thanh khí.

Cõi nầy là môi trường của ham muốn và dục vọng, của cảm xúc và tình cảm. Các nhà luyện kim thời Trung cổ dùng chữ astral (chói sáng như sao) để gọi cõi nầy vì nó rất sáng sủa. Nó còn được gọi là cõi tình cảm, cõi Trung giới, cõi luyện tội, cõi âm ty v. v. .

Chúng ta sang qua đó trong lúc ngủ và sau khi chết. Đó là một cõi hoàn toàn có thật gồm những chất rất tế nhị. Tuy nhiên, nó cũng được gọi là cõi “ảo tưởng”, vì các đồng bóng thường tả cõi đó bằng những cảm giác mù mờ.

Đặc tính:

1/ Sắc tướng biến đổi.- Các sinh vật cõi nầy có thể biến đổi nhanh chóng hình thể mình để mê hoặc những người họ muốn phá phách.

2/ Thị lực.- Khi ta xem một món đồ, ta thấy tất cả một lượt, bên trong như bên ngoài.

3/ Đối phần.- (contre partie) Mỗi vật hữu hình ở cõi trần đều có đối phần bằng thanh khí ở cõi Trung giới. Thể xác của chúng ta có đối phần của nó là thể vía.

4/ Phóng đại.- Thị giác có quyền năng phóng đại các vật hồng trần rất nhỏ.

5/ Màu sắc mới.- Ở cõi Trung giới có nhiều màu sắc mà ở cõi trần chúng ta không biết. Ở đây màu tử ngoại tuyến (ultra violet) và xích ngoại tuyến (infra rouge) đều được thấy rõ ràng.

6/ Hình ảnh quá khứ.- Tất cả những sự việc xảy ra ở cõi trần đều có phản chiếu một phần và trong một thời gian ngắn ở cõi Trung giới. Thật sự, các di tích nầy đều có ở cõi Thượng thiên.

7/ Đi đứng đụng chạm.- Chúng ta có cảm giác lướt trôi chớ không phải đi đứng như ở cõi trần. Chúng ta đi ngang người và vật một cách dễ dàng, do đó không thể có tai nạn. Trong trường hợp nổ tung, cái vía tan từ mảnh và ráp lại tức thì.

8/ Tối tăm.- Sự tối tăm không có ở cõi Trung giới vì thể chất của cõi nầy tự nhiên sáng chói.

9/ Không gian và thời gian.- Quan niệm về không gian và thời gian thay đổi hẳn : một khoảng vài giây trong giấc mộng có thể dài như cả mấy mươi năm. Khi người ta muốn đến một nơi xa thì chỉ nghĩ và muốn là đến ngay.


Các cảnh:
Trung giới có bảy cảnh gồm ba phần :

1.- Phần thứ nhứt gồm ba cảnh thứ 4, thứ 5 và thứ 6 : các cảnh nầy nhứt là cảnh thứ 6 tương tự cõi trần.

2.- Cảnh thứ 7 : ấy là cảnh địa ngục (không vĩnh viễn) ở đây quang cảnh rất tối tăm. Khi thám hiểm cõi nầy, học viên có cảm giác di chuyển trong một không khí đen và nhờn giữa những nhân vật và ảnh hưởng xấu xa.

3.- Phần thứ ba gồm có ba cảnh 1, 2 và 3 : Các cảnh nầy sáng sủa và tinh vi. Ấy là Xứ nhàn hạ của người thần linh học, Walhalla của người Scandinave, Cung điện của người Hồi giáo và Thánh địa Jérusalem bằng vàng, cửa nạm ngọc của người Thiên Chúa giáo.

Hiện hình:
Sự hiện hình thấy ở nghĩa địa là hình của thể phách người chết hiện ra gần ngôi mộ. Người hấp hối thường cũng hiện hình trong thể vía để đi thăm một người nào trước khi từ trần. Ở những nơi xảy ra án mạng, sự hiện hình là những tư tưởng phát ra do kẻ sát nhơn khi y ôn lại các giai đoạn của án mạng. Hơn nữa, chất thanh khí nơi đó cũng giữ ấn tượng của sự việc xảy ra. Người chết còn cố gắng liên lạc với cõi trần bằng cách reo chuông hay ném đá.

Hiện tượng Thần linh học:
Những linh hồn có thể nhập vào xác đồng rất nhiều và chỉ những người có nhãn thông mới nhận biết được linh hồn hướng dẫn, các lời dạy bảo xuyên qua đồng cốt không có gì đặc biệt, trừ trong những phiên họp giữa các nhà thần linh chân chính.

Các vong linh còn có thể hiện hình bằng cách sử dụng thể phách của đồng tử, vì vậy mà sức khỏe của người nầy bị tổn hại. Sự hiện hình có thể ghi ấn tượng lên kiếng ảnh.

Những tinh linh (như các tiên nữ : fées) có thể tạo những hiện tượng thần linh : gõ cửa, quay bàn, di chuyển đồ đạc v. v. .

Năng lực thanh khí:
Chất thanhh khí và dĩ thái có một áp lực mạnh hơn áp lực của không khí. Có những luồng dĩ thái vô cùng mạnh mẽ chạy quanh trái đất từ cực nầy đến cực nọ.

Làn sóng giao cảm: Khi chúng ta lập đi lập lại một sự kích động và lập một cách có tiết điệu, các làn sóng rung động trở nên mạnh mẽ vô cùng. Người ta có thể sánh việc nầy với những bước đi ăn nhịp ở một cầu treo.

Thần chú: Sự lặp đi lặp lại một số âm thanh có thể tạo những ảnh hưởng nầy nọ: đó là Thần chú.

Tan rã: Một sự vật có thể tan trong dĩ thái nếu tốc độ rung động của nó được gia tăng. Nhờ vậy một vật có thể di chuyển đến xa trong trạng thái dĩ thái. Khi tốc độ rung động của nó trở lại bình thường, áp lực của dĩ thái sẽ hoàn hình cho vật đó.

Tạo vật: Do ý chí, người ta có thể tạo ra một đồ vật bằng cách sử dụng nguyên liệu sẵn có ở chung quanh mình. Bao giờ ý chí còn mạnh thì sự vật đó còn. Nó biến mất khi ý chí ngưng lại.

Tuy nhiên, cũng có thể có những đồ vật tạo như thế nầy mà trở thành vĩnh viễn. Thơ từ, hình vẽ cũng được tạo như vậy.

Vật nặng hóa nhẹ: Huyền học có thế làm mất sức nặng của đồ vật và đưa nó lên cao (trường hợp các tảng đá lớn của Kim Tự Tháp).

Nhãn thông: Với những quan năng của thể vía, người ta có thể đọc một quyển sách xếp lại hay tư tưởng của kẻ khác.


DÂN CƯ CÕI TRUNG GIỚI

Dân cư cõi Trung giới có thể phân làm ba loại :

A. DÂN CƯ NHÂN LOẠI:

1. Người sống :
Ấy là thể vía của những người còn sống ở cõi trần và đã tiến khá cao : các vị Chơn tiên và đệ tử, các nhà huyền học trong đó có bọn tả đạo ích kỷ, và của những người thường trong lúc ngủ.

2. Những người không còn xác thân:

Hạng người nầy gồm :

a/ Những vị Cao Cả như các vị Nirmanakayas. (xem chương XII).

b/ Các vị đệ tử từ chối không lên Thiên Đàng và đợi đi đầu thai.

c/ Những người đã từ trần (xem chương VII).

d/ Những bóng và vỏ, là những cái vía đang tan rã của những người từ bỏ cõi Trung giới để sang cõi trên.

e/ Những vỏ hoàn sanh, nghĩa là được vong linh nhập vào.

f/ Những kẻ tự tử và nạn nhân của các vụ bất đắc kỳ tử, họ thường bị bắt buộc ở cảnh thứ bảy (địa ngục) một thời gian.

g/ Ma cà rồng (vampires) và ma sói , là những sinh vật gốc người rất nguy hiểm nhưng hiện thời ít thấy.


B. DÂN CƯ PHI NHÂN LOẠI:

1. Loại tinh chất. (Essence élémentale):
Loại nầy được tạo thành bằng chất thanh khí phối hợp với dục vọng do luồng sống thứ hai (phát xuất từ Ngôi Hai). Trên con đường tiến vào vật chất, giai đoạn nầy xảy ra trước khi sự sống nhập vào kim thạch. Loài nầy có những năng lực riêng mà con người có thể sử dụng nếu biết cách.

2. Vía của thú vật:
Ấy là vía của con thú đã chết, chúng ở đây không bao lâu.

3. Tinh linh:
Ấy là các Tiên nữ (fées), Thần gió (elfs), Thổ địa (gnomes), Thiên tinh (sylphes), Hỏa tinh (salamandres) v. v. . . Chúng hiện ra trong hình dáng con người nhưng nhỏ thó, tuy rằng chúng không thuộc con đường tiến hóa của nhân loại.

Chúng có thể thay đổi hình dạng. Các tinh linh thường được biết là Thổ địa, Thủy thần, Thần gió, Thần lửa, mỗi loại có nhiệm vụ riêng về đất, nước, gió, lửa thuộc phần hành của mình. Các Tiên nữ chăm nom đặc biệt sự đào tạo hình hài các loài kim thạch và thảo mộc, và chuyển sinh lực vào các loài nầy.

Tinh linh lánh xa nhân loại vì không chịu được hơi hám và dục vọng con người. Đôi khi chúng phá phách và mê hoặc chúng ta. Chính chúng nó giúp các nhà ảo thuật Ấn Độ tạo những ảo thuật công cộng.

Đời sống của chúng đơn giản, vui vẻ, vô tư lự như trẻ con. Chúng sống lâu hay mau tùy loại. Thân hình của chúng làm bằng chất thanh khí hay chất dĩ thái.

Trên con đường tiến hóa đến quả vị Thiên thần (Anges), tinh linh tương ứng với loài cầm thú so với nhân loại. Con đường tiến hóa của chúng gồm: ngũ cốc, kiến, ong, Tiên nữ, Thiên tinh, Thiên thần; còn con đường tiến hóa của nhân loại phải trải qua đất, rong rêu, cây có hoa, đại thọ, loài có vú, con người.

4. Thiên thần (Devas ou Anges):
Theo sự hiểu biết của chúng tôi, các Thiên thần thuộc một hệ thống tiến hóa cao nhứt và có liên hệ với quả địa cầu. Sau khi đạt sự toàn thiện, con người có thể chọn con đường tiến hóa của các vị Thiên thần, một trong bảy con đường tiến hóa. Sự toàn thiện của các vị Thiên thần cao hơn sự toàn thiện của nhân loại.

Các Ngài gồm 7 hạng :

1/ Cảm dục Thiên thần (Kâmadevas)

2/ Hữu sắc Thiên thần (Roupadevas)

3/ Vô sắc Thiên Thần (Aroupadevas)

Thân thể của các vị nầy là thể vía, thể trí hay Chơn thân. Mức tiến hóa của Cảm dục Thiên thần cao hơn mức tiến nhân loại.

Trên Vô sắc Thiên thần còn 4 hạng Thiên thần khác. Trên nữa là các vị Hành tinh Thiên thần (Esprits planétaires).

Ở một cấp bậc cao, các Thiên thần đối với các Tinh linh cũng như nhân loại so với thú cầm.

Nhiệm vụ của các Thiên thần là hướng dẫn sự tiến hóa theo Thiên Ý. Các Ngài tái lập sự quân bình luôn luôn bị xáo trộn do hằng triệu ý chí khác nhau trong vũ trụ và cũng chăm nom sự dạy dỗ và vận mệnh các quốc gia.


C. DÂN CƯ GIẢ TẠO:

1. Tinh chất giả tạo (élémentals artificiels) hay Hình tư tưởng:
Hạng nầy đông hơn tất cả. Chúng gồm những thực thể bán thông minh và khác biệt nhau như tư tưởng con người.

Một tư tưởng (hay dục vọng) khi phát sanh thì dùng tinh chất (essence élémentale) tạo thành một sắc tướng thích hợp với nó. Đời sống của sinh vật nầy (nghĩa là của sắc tướng nó) tùy sức mạnh của tư tưởng hay dục vọng phát sanh nó. Nó được rõ ràng ít hay nhiều là tùy tư tưởng chân xác hay không. Màu sắc của nó tùy phẩm hay loại tư tưởng (thương yêu, sùng bái, thiện cảm v. v...)

Thường thường, tư tưởng con người mơ hồ, vì vậy sinh vật được tạo ra chỉ sống trong vài phút hay vài giờ rồi tan trong khối tinh chất sau khi phất phơ đây đó.

Nếu tư tưởng mạnh, sinh vật nầy có thể sống trong vài ngày hay lâu hơn nữa. Một pháp sư giỏi có thể tạo những sinh vật sống cả ngàn năm. Vì vậy, có những tinh vật loại nầy được tạo cách đây lối 11.500 năm (trước khi châu Atlantide bị sụp chìm) mà nay vẫn còn tồn tại.

Ảnh hưởng đối với cá nhân mình: Khi tư tưởng hướng về cá nhân mình, nó tăng cường các tinh vật đã tạo và giúp chúng nó sống lâu. Thế là ta tạo cho ta một người bạn thanh khí dũng mãnh mà ảnh hưởng đối với chúng ta một ngày một gia tăng. Vì vậy, khi ta lập lại thường một dục vọng, nó sẽ gây cho chúng ta nhiều tai hại.

Ảnh hưởng đối với kẻ khác: Khi chúng ta nghĩ đến người khác, sinh vật được tạo thành sẽ bay vẩn vơ quanh người đó để ảnh hưởng tốt hay xấu tùy ý chúng ta, vào lúc thuận tiện nhứt nghĩa là khi người nầy dễ cảm nhứt.

Nhưng tinh vật chỉ có thể tác động khi nào thể vía đối tượng có những yếu tố đồng loại với thể của nó để nhận sinh lực tốt hay xấu của nó. Nếu yếu tố nầy không có, tinh vật sẽ quay lại chúng ta theo con đường đã đi với sức mạnh còn nguyên của nó.

Người ta biết được nhiều trường hợp mà tư tưởng oán ghét không hại người bị trù mà quay lại giết người tạo ra nó. Trái lại, một tư tưởng hiền lành khi nó không được nhận do một người hèn hạ, nó sẽ quay về giúp đỡ người phát ra.

Đôi khi, một tinh vật xấu không sử dụng sinh lực của nó được nên trở thành một ác quỉ nuôi dưỡng các tinh vật đồng loại với nó.

Như vậy, với tư tưởng và dục vọng của chúng ta, chúng ta có thể tạo thiên thần hay ác quỉ mà chúng ta phải chịu trách nhiệm. Do đó, chúng ta phải tập chủ trị tư tưởng và dục vọng của chúng ta.

Ước mong và cầu nguyện: Ai ai, dù nghèo thế nào đi nữa, cũng có thể tạo một thiên thần hộ mạng cho những người mình mến yêu, dù các người đó ở xa hay gần. Sau khi chết, ta cũng có thể tác động như vậy.

Quyền năng của một lời cầu nguyện nhiệt thành, nhứt là khi được lập lại thường, trong việc đào tạo tinh vật linh động để hộ trì người khác giải thích một tin tưởng của các người mộ đạo : Cầu xin là được.

Hình dáng và màu sắc: Quyển sách Hình Tư Tưởng của bà A. Besant và ông C. W. Leadbeater giải thích việc nầy một cách tỉ mỉ.

Sau đây là một vài chi tiết : tím = tính tâm linh, xanh lam = sùng tín, vàng = thông minh, vàng cam = kiêu căng, xanh lá = thiện cảm, hồng = tình thương vị tha, đỏ = giận dỗi, dâm dục, xám = ích kỷ, đen = hung dữ.

Những hình tư tưởng đẹp đẽ, rõ ràng, tươi sáng và thanh khiết là hình dáng của những tư tưởng thanh cao. Trái lại, những tư tưởng lu mờ, xấu xí, âm u là triệu chứng của những tánh tình đê tiện.

Thành kiến: Nói chung, các tinh vật giả tạo phát sanh từ một nhóm, một xứ tạo một ảnh hưởng vô hình to lớn đối với tình cảm của một quốc gia, một sắc tộc, một màu da, một tôn giáo, một chánh đảng và cũng như đối với các thành kiến. Từ khi sanh, chúng ta phải chịu những ảnh hưởng nầy và vì chúng ta không biết nên ảnh hưởng ấy rất sâu đậm.

2. Con người giả tạo:
Để đánh đổ chủ nghĩa duy vật, một nhóm người Mỹ trong thế kỷ qua (XIX), có lập một phong trào sau trở thành khoa Thần linh học.

Người ta dạy bảo một người quá vãng về những khả năng của cõi Trung giới rồi giao cho người đó hướng dẫn một nhóm Thần linh học. Nhưng do luật tiến hóa, người hướng dẫn cần được thay thế. Vong linh thay thế bèn sử dụng các bóng hay cái vỏ của người hướng dẫn trước nên người ta tưởng chỉ có một vị hướng dẫn mà thôi. Nhưng về sau, người ta cũng thấy những điều sai biệt.

Đó là nguyên do của các thực thể nhân tạo.


CÁC VỊ PHÒ TRỢ VÔ HÌNH

Sau cùng, chúng ta nên nói đến một nhóm người gồm người sống lẫn người chết do đệ tử của các vị Chơn Sư lập ra để làm việc ở cõi Trung giới. Đó là nhóm người cứu trợ vô hình. (xin xem quyển Những Vị Phò Trợ Vô Hình của C. W. Leadbeater)

Nhóm nầy được thành lập vào buổi sơ khai của Hội Thông Thiên Học. Trong lúc đầu, nhóm nầy gồm những người đàn ông và đàn bà còn sống, họ quyết định sử dụng thời gian thể xác ngủ để hoạt động ở bên kia cửa tử. Sau đó, họ qui tụ thêm một số người đã từ trần trong các hoạt động nầy.

Cứu trợ người chết: Khi sang qua cửa tử, nhiều người rất sợ sa vào địa ngục. Họ cần được trấn an, chỉ dẫn : đó là một công việc rất khó vì họ muốn bám víu vào cõi trần thay vì siêu thăng lên các cõi trên. Lắm khi, họ không tin rằng họ chết. Phận sự của các vị phò trợ vô hình là soi sáng họ. Một vị phò trợ cũng có thể tác động ngay ở cõi trần để giảm bớt sự lo âu của người chết; thí dụ, ông có thể bảo anh em (còn sống) của người chết, chăm nom con cái côi cút của y.

Cứu trợ người sống: Các vị phò trợ vô hình có thể chuyển những tư tưởng tốt cho những ai có thể đảm nhận : chánh khách, tu sĩ, văn sĩ, nhạc sĩ hoặc trong một vài trường hợp đặc biệt báo trước các nguy hại của cách ăn ở của họ. Các vị phò trợ nầy cũng có thể được sử dụng để thỏa mãn những lời cầu nguyện.

Các đức tánh cần thiết:

- Sự cứu trợ nầy cần 5 đức tánh :

1/ sự quyết tâm cứu trợ;

2/ sự tự chủ hoàn toàn để không khi nào bị dao động;

3/ sự an tĩnh (không lo âu);

4/ sự hiểu biết về cõi Trung giới;

5/ tình thương vị tha khiến chúng ta có thể hoạt động một cách kín đáo và vô tư.

Tuy không thuộc vào nhóm phò trợ nầy, bất luận người nào trong lúc ngủ cũng có thể giúp đỡ những kẻ đau khổ. Trước khi ngủ, y chỉ cần nghĩ đến họ với ý tưởng an ủi họ khi y rời khỏi thể xác.


THỂ VÍA:

Thể vía là một khối thanh khí hình trứng, choán một chỗ cùng thể xác và còn vượt ra ngoài. Tuy nhiên, phần trong có vẻ đông đặc, lớn bằng thể xác và cũng giống thể xác.

Thể nầy dùng để biểu hiện cảm xúc, dục vọng, ham muốn, tình cảm. Nhờ nó mà các ấn tượng bên ngoài chuyển thành cảm giác để trí ta thu nhận. Những vật biết đau đớn đều có thể vía. Cục đá không đau đớn vì nó không có một thể vía được tổ chức. Không có thể vía, các cảm xúc không sao có được. Khi người bệnh dùng thuốc mê, thể vía thoát ra thể xác, cảm xúc không còn nữa nên không còn biết đau.

Thể vía còn dùng làm cầu liên lạc giữa khối óc và tâm thức tác động trong châu thân. Trong lúc ngủ, nó thoát về cõi của nó và tiếp xúc với người chết ở cõi đó.

Nó được tạo thành do các chất thuộc bảy cảnh của cõi Trung giới.

Hình dáng:
Thể vía sáng nhiều hay ít tùy mức tiến hóa của con người.

1/ Người tiến hóa ít: Hình dáng nó mù mờ, không được tổ chức, không rõ ràng. Nó có vẻ nặng nề, màu sắc âm u, dơ dáy. Nó vượt ra khỏi thể đông đặc lối 25 – 30 phân. Thường thường nó như vô tri, vô giác, nên phải có những va chạm mạnh nó mới thức tỉnh và tác động; do đó nó chỉ có thể phát triển khi nào cảm xúc nhiều và mạnh. Vì vậy, người kém tiến hóa chỉ có ý niệm về điều thiện trong sự quên mình cho vợ, con hay bạn thân.

Trí thức còn rất kém. Ở trình độ nầy con người hành động do ngoại cảnh thúc giục chớ không phải bởi ý chí.

Trong lúc ngủ, thể vía bay phất phơ bên thể xác, còn giấc mộng thì có tánh cách tầm thường.

2/ Người trung bình: Thể vía sáng sủa hơn và được tạo thành bởi những vật liệu tế nhị hơn. Nó vượt ngoài thể xác lối 50 phân. Nó hoạt động điều hòa và lần lần có thể hoạt động riêng biệt đối với thể xác. Nó chịu ảnh hưởng ý chí một ngày một nhiều.

Trong giấc ngủ, nó đi xa khỏi thể xác trong cõi Trung giới và ghi nhận những ấn tượng của cõi nầy. Như thế, khi tách ra khỏi xác thân, nó có thể thu thập được sự hiểu biết và chuyển lần lần qua tâm thức con người trong lúc thức.

3/ Người tiến hóa cao: Thể vía được tạo do những vật liệu tinh vi và chói sáng trong những màu sắc rực rỡ. Nó trở thành một cơ quan hiểu biết độc lập đối với thể xác.

Hào quang của một vị La Hán (điểm đạo lần thứ tư) có thể chiếu ra độ 10 thước chung quanh xác thân.

Màu sắc:
Ý nghĩa các màu sắc của thể vía cũng giống như ý nghĩa màu sắc hình tư tưởng. Quyển sách của C. W. Leadbeater : “Con người hữu hình và vô hình” có nhiều chỉ dẫn hữu ích nhờ hình ảnh rất nhiều

Tinh luyện:
Màu sắc thể vía sáng ít hay nhiều, hình dáng nó rõ hay không, đó là tùy mức tiến hóa của con người. Sự hoàn hảo của nó căn cứ trên sự tinh luyện thể xác và thể vía.

Các tư tưởng thanh cao thu hút những thanh khí tế nhị vào thể vía và sa thải các phần tử nặng trược. Những thức ăn ô uế mà ta dùng để nuôi dưỡng xác thân (như thịt, máu, rượu) cũng đem vào thể vía đối phần thanh khí nặng trược. Thế nên chúng ta cần kiêng cử những món ăn nầy.

Sự thanh lọc nầy rất cần cho các phương pháp Yoga để kiểm chứng sự thực tại của các cõi vô hình.

Trạng thái thức:
Trong lúc chúng ta thức, thể vía là cây cầu cho tâm thức. Ở nó, các va chạm bên ngoài biến thành cảm xúc và được thể trí chuyển vào tâm thức; sau đó, các rung động gây ra được truyền sang khối óc. Đó là có cảm giác. Hai đường rung động nầy giúp thể vía tiến hóa.

Giấc ngủ:
Nguyên nhân của giấc ngủ là sự mệt mỏi của thể xác, nó cần được phục hồi sức lực. Trong lúc ngủ, thể vía thoát ra thể xác mà vẫn giữ hình dáng của thể nầy. Nó di chuyển rất mau : trong vài ba phút, nó có thể bay quanh quả địa cầu.

Ở cõi Trung giới, các bậc tiến hóa cao đều thức tỉnh. Nhờ vậy họ có thể học hỏi thêm và liên lạc với các kẻ ở xa. Tâm thức của họ không bao giờ gián đoạn, ký ức của họ cũng thế.

Trạng thái xuất thần chỉ là một giấc ngủ tạo ra bởi một cách khác thường hay giả tạo.

Giấc mộng:
Vấn đề được giải thích rõ ràng trong quyển Chiêm Bao của C. W. Leadbeater.

Các giấc mộng được tạo ra do bốn yếu tố :

1/ Khối óc vật chất: Khối óc vật chất diễn tả các kích động bằng hình ảnh. Đối với ảnh hưởng bên ngoài, nó rất nhạy cảm, hay phóng đại và làm sai lệch. Ví dụ : một người mặc áo sơ mi chật cổ có thể nằm mộng thấy mình bị treo cổ. Lại thêm các tư tưởng liên kết nhau nhanh chóng và rất lộn xộn.

2/ Khối óc dĩ thái: Khi đi xuyên qua khối óc dĩ thái, các dòng tư tưởng khêu gợi ở nó những rung động quen thuộc và phát sanh những hình ảnh rời rạc xen lẫn với các hình ảnh của óc vật chất.

3/ Thể vía: Ngoài các hình ảnh nầy, thể vía còn ghi nhận những ấn tượng khác đến với nó. Một thói quen cũ có thể hiện lại bởi vì trong lúc ngủ, lý trí không còn kiểm soát nó nữa. Ví dụ một người ghiền rượu có thể nằm mộng thấy mình uống rượu dù rằng y đã bỏ rượu từ lâu. Việc nầy chứng tỏ sự muốn uống rượu vẫn còn.

4/ Chơn nhơn: Chơn nhơn hay bi tráng hóa sự việc, ví dụ một phát súng khêu gợi không biết bao nhiêu biến cố xảy ra trong nhiều năm. Ý niệm của nó về thời gian có tánh cách siêu việt : một vài giây có thể trở thành nhiều năm. Ngoài ra nó biết trước vị lai và tìm cách chuyển qua khối óc.

Giấc mộng có thể báo đúng sự việc sắp xảy ra, nhưng thường nó gồm những chuyện rời rạc tạo ra do khối óc vật chất và khối óc dĩ thái.

Luân xa:
Đó là trung tâm sinh lực, là những giao điểm chuyển sinh lực từ thể nầy sang thể khác. Luân xa thể phách nằm ngoài mặt thể nầy, còn luân xa thể vía thường nằm bên trong. Luân xa của hai thể tương ứng nhau.

Có bảy trung tâm lực :
1/ Cái thứ nhứt ở cuối xương sống, có 4 cánh. Đó là hỏa hậu biểu dương quyền năng của Thượng Đế;

2/ Cái thứ nhì nằm ở rún, có 10 cánh;

3/ Cái thứ ba nằm ở lá lách, có 6 cánh. Phần vụ của nó là thu hút sinh khí thái dương;

4/ Cái thứ tư ở quả tim và có 12 cánh;

5/ Cái thứ năm ở cổ, có 16 cánh;

6/ Cái thứ sáu ở giữa hai lông mày, có 96 cánh. Nó dường như chia ra hai phần bằng nhau.

7/ Cái thứ bảy ngay đỉnh đầu, có 1000 cánh (đúng là 960 cánh); khi nó được thức động, nó khai mở các quan năng thể vía.

Giác quan thể vía:
Thể vía không có những giác quan riêng như nhãn quan của thể xác chẳng hạn. Khi các luân xa được đánh thức, toàn bộ thể vía đều cảm xúc được.

Màn chia các cõi:
Giữa các luân xa thể phách và thể vía, có một tấm màn bằng nguyên tử căn bản hồng trần ngăn chận ảnh hưởng cõi Trung giới (nhứt là ký ức về sự sinh hoạt trong lúc ngủ). Rượu làm hại tấm màn ấy, thuốc lá thì ít phá hơn. Phải giữ gìn tấm màn ấy nguyên vẹn để tránh những ảnh hưởng bất hảo của Trung giới.

(Trích tài liệu Thông Thiên Học)

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Nhân quả, Luân hồi, Tứ Diệu đế, Bát chánh đạo và nghiệp báo

Nhân quả, Luân hồi, Tứ Diệu đế, Bát chánh đạo và nghiệp báo

Nhân Quả 
A. Mở Ðề Vũ trụ, vạn vật không phải tuần hành, biến dịch một cách tự nhiên, vô lý, mà tuân theo một cái luật chung. luật đó là luật Ngài nhân quả. Luật nào không phải do một đấng nào, xẫ hội nà đặt ra, mà là một lụat thiên nhiên âm thầm, lặng lẽ, nhưng đúng đẵn vô cùng.
Người đời vì không quan sát một cách kỹ càng, tường tân nên không thấy được luật ấy. Do đó, họ đã hành động một cách bừu bãi, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với bản thân mình và với người chung quanh. Và cùng chính vì thế mà họ đau khổ, lặn hụp mãi trong biển mê mờ, tội lỗi. 
Trái lại, Ðức Phật là vị hoàn toàn giác ngộ, đã phát huy ra cái luật nhân quả đang chi phối, điều hành mọi sự vật trong vũ trụ nầy, nên Ngài đã hành động một cách sáng suốt, lời lạc cho chính mình và chúng sanh. 
Vậy chúng ta là Phật tử, chúng ta cần phải hiểu biết cái luật nhân quả mà đấng từ phu đó phát huy nó như thế nào, để rồi hành động đúng theo như lời Ngài đã làm, hầu đem lại hạnh phúc chân thật, lâu bền cho mình và cho người chung quanh.
 B. Chánh Ðề 
I. Ðịnh Nghĩa: 
"Nhân" là nguyên nhân, "Quả" là kết quả. Nhân là cái mầm. Quả là cái hạt, cái trái do mầm ấy phát sinh. Nhân là năng lực phát động, Quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và Quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có. Nếu không có Nhân thì không có Quả; nếu không có Quả thì không có Nhân.
Những Ðặc Tính Của Luât Nhân Quả
 1. Nhân thế nào thì quả thế ấy: 
Nếu ta muốn có quả cam thì ta phải ươm hạt giống cam; nếu ta muốn có hạt đậu thì ta phải gieo giống đậu. Không bao giờ ta trồng cam mà lại được đậu, hay trồng đậu mà lại được cam. Người học đàn thì biết đàn, người học chữ thì biết chữ. nói một cách khác, nhân với quả bao giờ cũng đồng một loại với nhau. Hễ nhân đổi thì quả cũng đổi.
2. Một nhân không thể sanh ra quả: 
Sự vật trong vũ trụ nầy đều là sự tổ hợp của nhiều nhân duyên. Cho nên không có một nhân nào, có thể tự tác thành kết quả được, nếu không có sự giúp đỡ của nhiều nhân khác. Nói rằng hạt lúa sanh ra cây lúa, là nói một cách giản dị cho dễ hiểu, chứ thật ra hạt lúa không thể sanh ra gì được cả, nếu để một mình nó giữa khoảng trống không, thiếu không khí, ánh sáng đất nước, nhân công. 
Cho nên, khi ta nghe bất cứ ai tuyên bố rằng: Ộmọi vật do một nhân sinh ra, hay một nhân có thể sanh ra vạn vậtỢ; ta có thể chắc chắn rằng, người ấy nói sai sự thật.
3. Trong nhân có quả, trong quả có nhân: 
Chính trong nhân hiện tại đã có hàm chứa cái quả vị lai; cũng chính trong cái quả hiện tại, đã có hình bóng của nhân quá khứ. Một sự vật mà ta gọi là nhân, là khi nó chưa biến chuyển, hình thành ra cái quả mà ta mong muốn, chờ đợi. Một sự vật ta gọi là quả, là khi nó chưa biến chuyển, hình thành ra trạng tháiũ mà ta mong đợi ước muốn. Mỗi vật, vì thế, đều có thể gọi là nhân hay quả được: đối với quá khứ, thì nó là quả, nhưng đối với tương lai thì nó là nhân. Nhân và qủa tiếp nối nhau, đắp đổi nhau như những vòng trong sợi dây chuyền.
4. Sự phát triển nhanh và chậm từ nhân đến quả: 
Sự biến chuyển từ nhân đến quả, có khi nhanh khi chậm, chứ không phải bao giờ cũng diễn tiến trong một thời gian đồng nhất: 
Có những nhân và xảy ra kế tiếp nhau, liền nhau, nhân vừa phát khởi thì quả đã xuất hiện, như khi vừa đánh xuống mặt trống (nhân) thì tiếng trống liền phát hiện ra (quả); hay khi hai luồng điện âm và dương vừa gặp nhau, thì ánh sáng liền bừng lên. Có khi nhân đã gây rồi, nhưng quả đợi một thời gian, quả mới hình thành, như từ khi gieo hạt giống, cho đến khi gặt lúa, cần phải có một thời gian ít nhất là bốn tháng. 
Có khi từ nhân đến quả cách nhau từng chục năm, như đứa trẻ mới cắp sách đi học đến ngày thành tài, phải qua một thời gian ít nhất là mười năm. 
Có khi cần đến một vài trăm năm, hay nhiều hơn nữa quả mới xuất hiện. Chẳng hạn như từ ý niệm giành độc lập của một quốc gia, đến khi thực hiện được nền độc lập ấy, cần phải qua bao thế kỷ. 
Vì lý do mau chậm, trong sự phát hiện cái quả, chúng ta không nên nóng nẩy hấp tấp, mà cho rằng cái luật nhơn quả không hoàn toàn đúng, khi thấy có những cái nhân chưa phát sinh ra quả.
Phân Tích Hành Tướng Của Nhân Quả Trong Thực Tế  
Như các đoạn trên đã nói, nhân quả chi phối tất cả vũ trụ vạn hữu, không có một vật gì, sự gì, động vật hay thực vật, vật chất hay tinh thần, thóat ra ngoài luật nhân quả được. Ở đây, để có một quan niệm rõ ràng hơn về luật nhân quả, chúng ta hãy tùan tự phân tích hành tướng của nhân quả trong mọi sự vật:
1. Nhân quả có trong những vật vô tri vô giác: 
Nước bị lửa đốt thì nóng, bị gió thổi thì thành sóng, bị lạnh thì đông lại. Nắng lâu nagỳ thì đại hạn, mưa nhiều thì lụt, gió nhiều thì sanh bão.
2. Nhân quả trong loài thực vật: 
Hạt cam thì sanh ra cây cam, cây cam thì sanh trái cam. Hạt ớt thì sanh ra cây ớt, cây ớt thì sanh ra trái ớt. Nói một cách tổng quát, giống ngọt thì sanh trái ngọt, giống chua thì sanh trái chua, giống nào thì sanh quả ấy.
3. Nhân quả trong các loài động vật: 
Loài chim sanh ra trứng, nên chúng ta gọi trứng là nhân, chờ khi ấp nở thành con là quả; con chim ấy trở lại làm nhân, sinh ra trứng là quả. 
Loài thú sanh con, con ấy là quả. Con thú lớn lên, trở lại làm nhân sanh con là quả.
4. Nhân quả nơi con người: 
Về phương diện thể chất: Thân tứ đại là do bẩm thụ huyết của cha mẹ, và do hoàn cảnh nuôi dưỡng. Vậy cha mẹ và hoàn cảnh là nhân, người con trưởng thành là quả, và cứ tiếp nối như thế mãi, nhân sanh quả, quả sanh nhân, không bao giờ dứt. 
Về phương diện tinh thần: Những tư tưởng và hành vi trong quá khứ, tạo cho ta những tánh tình tốt hay xấu, một nếp sống trong hiện tại: tư tưởng và hành động quá khứ là nhân, tánh tình nếp sống tinh thần trong hiện tại là quả. Tánh tình và nếp sống này là nhân, để tạo ra những tư tưởng và hành động trong tương lai là quả. 
Ðể nhận rõ cái phần tinh thần quan trọng nầy, chúng ta hãy dành riêng ra một mục, để đặt biệt chú ý đến hành tướng của nó dưới đây.
IV. Nhân Quả Về Phương Diện Tinh Thần 
 1. Nhân quả của tư tưởng và hành vi không tốt: 
Tham: Thấy tiền của người, nổi lòng tham lam sanh ra trộm cắp, hoặc giết hại người là nhân; bị chủ đánh đập hoặc đâm chém, phải tàn tật, hay bị nhà chức trách bắt giam trong khám đường, chịu những điều tra tấn, đau khổ là quả. 
Sân: Người quá nóng giận, đánh dập vợ con, phá hoại nhà cửa, chém giết người không gớm tay là nhân; khi hết giận đau đớn, nhìn thấy vợ con bịnh hoạn, nhà cửa tiêu tan, luật pháp trừng trị, phải chịu nhiều điều khổ cực là quả. 
Si mê: Người say mê sắc dục, liễu ngõ hoa tường, không có biết sự hay dở, phải trái là nhân; làm cho gia đình lủn củn, thân thể suy nhược, trí huệ u ám là quả. 
Nghi ngờ: Suốt đời cứ nghi ngờ việc nầy việc khác, ai nói gì cũng không tin, ai làm gì cũng không theo, đó là nhân; kết cuộc không làm nên được việc gì cả, đến khi lâm chung, buông xuôi hai bàn tay trắng đó là quả. 
Kiêu mạn: Tự cho mình là hơn cả, khinh bỉ mọi người, chà đạp lên nhân phẩm người chung quanh, là nhân; bị người ghét bỏ, xa lánh, sống một đời lẻ loi, cô độc là quả. Nghiện rượu trà: chung quanh tiện bạc ăn nhậu cho ngỏa nguê là nhơn; đến lúc say sưa chén bát ngổn ngang, ghế bàn nghiêng ngả nhiều khi gây ra chém giết nhau làm những điều tội lỗi, phải bị phạt vạ và tù tội là quả. 
Say mê cờ bạc: Thấy tiền bạc của người muốn hốt về mình, đắm đuối quanh năm, suốt tháng theo con bài lá bạc, là nhân; đến lúc của hết nhà tiêu, nợ nần vây kéo, thiếu trước hụt sau, thâm quỹ Ộthụt kétỢ là quả.
2. Nhân quả của tư tưởng và hành vi tốt: 
Như trên chúng ta đã thấy, những tư tưởng hành vi xấu xa tạo cho con người những hậu quả đen tối, nhục nhã, khổ đau như thế nào, thì những tư tưởng và hành vi đẹp đẽ tạo cho con người những hậu quả sáng lạng, vinh quanh và an vui như thế ấy. 
Người không có tánh tham bỏn sen, thì tất không bị của tiền trói buộc, tâm trí được thảnh thơi. Người không nóng giận, tất được sống cảnh hiền hòa, gia đình êm ấm; người không si mê theo sắc dục, thì tất được gia đình kính nể, trí huệ sáng suốt, thân thể tráng kiện; người không hay ngờ vực, có đức tin, thì hăng hái trong công việc, được người chung quanh tin cậy, dễ thành tựu trong đời; người không ngạo mạn thì được bạn bè quí chuộng, niềm nở đón tiếp, tận tâm giúp đỡ khi mình gặp tai biến. Người không rượu chè, cờ bạc thì không đến nỗi túng thiếu, bà con quan biết kình nể, yêu vì...Những điều nầy, tưởng không cần phải nói nhiều, quí đọc giả cũng chán biết. Hàng ngày quanh chúng ta, những cảnh tượng nhân và quả ấy, diễn ta không ngớt, chỉ cần giở tờ báo hàng ngày, đọc các mục tin tức là thấy ngay. 
Nói một cách tổng quát, về phương diện tinh thần cũng như về vật chất, người ta gieo thứ gì, thì gặp thứ ấy. Người Pháp có câu: “Mỗi người là con đẻ của công nghiệp mình”.
V. Lợi Ích Ðem Lại Cho Chúng Ta Do Sự Hiểu Biết Và Ap Dụng Luật Nhân Quả.
  1. Luật nhân quả tránh cho ta những mê tín dị đoan, những tin tưởng sai lầm vào thần quyền: 
Luật nhân quả cho chúng ta thấy được thực trạng của sự vật, không có gì mơ hồ, bí hiểm. Nó vén tất cả những cái gì đen tối, phĩnh phờ của mê tín dị đoan, đang bao trùm sự vật. Nó cũng phủ nhận luôn cái thuyết chủ trương ỘVạn vật do một vị thần sinh ra, và uy quyền thưởng phạt muôn loàiỢ. Do đó, người hiểu rõ luật nhân quả sẽ không đặt sai lòng tin tưởng của mình, không cầu xin một cách vô ích, không ỷ lại thần quyền, không lo sợ hoang mang.
2. Luật nhân quả đem lại lòng tin tưởng vào chình con người: 
Khi đã biết cuộc đời của mình do nghiệp nhân của mình tạo ra, mình là người thợ tự xây dựng đời mình, mình là kẻ sáng tạo, mà không tin tưởng ở mình thì còn tin tưởng ở ai nữa? Lòng tự tin ấy là một sức mạnh vô cùng qúy báu, làm cho con người dám hoạt động, dám hy sinh hăng hái làm điều tốt. Vì những hành động tốt đẹp ấy, họ biết sẽ là những cái nhân quý báu, đem lại những kết quả đẹp đẽ.
3. Lật nhân quả làm cho chúng ta không chán nản, không trách móc: 
Người hay chán nản, hay trách móc là vì đã có thói quen ỷ lại ở kẻ khác, là vì hướng ngoại. Nhưng khi đã biết mình là động lực chính, là nguyên nhân chính của mọi sự thất bại hay thành công, thì còn chán nản trách móc ai nữa? Ðã biết mình là quan trọng như thế, là chỉ còn lo tự sửa mình, thôi gieo nhân xấu, để khỏi phải gặt quả xấu, tránh tạo giống ác để khỏi mang cái ác.
VI. Quyết Nghi :

1. Có người nghĩ rằng: Nhân quả là một luật tự nhiên rất đúng đắn công bằng, sao có người cả đời hiền từ mà lại gặp lắm tai nạn khổ sở; trái lại, những người hung ác, sao lại vẫn được an bình ? 
Ðáp: Những đọan trên đã nói, thời gian tiến triển từ nhân đến quả, có khi nhanh khi chậm, chứ không phải khi nào cũng đồng nhau. Có cái nhân từ đời nay, đến đời sau mới hình thành quả v.v... 
Vậy nếu có người trong đời hiện tại làm việc hung ác, mà được an lành, là do kiếp trước họ tạo nhơn hiền từ. Còn cái nhơn hung ác, mới tạo trong đời nay, thì tương lai hay qua đời sau, họ sẽ chịu quả báo. Cũng như có người năm nay ăn chơi, không làm gì hết, mà vẫn no đủ, là nhờ năm rồi họ có làm, có tiền của để dành vậy. Còn cái nhân ăn chơi không làm năm nay, thì sang năm họ sẽ chịu quả đói rách. 
Còn người đời nay hiền từ, làm các điều phước thiện, mà vẫn gặp tai nạn, khổ sở, là do đời trước, họ tạo những nhơn không tốt. Cái nhơn hiền từ đời nay, qua đời sau họ sẽ hưởng quả vui. Cũng như có người tuy năm nay siêng năng làm ruộng, mà vẫn thiếu hụt, là vì nhân ăn chơi năm vừa rồi. Cái nhân siêng năng năm nay, sang năm sau họ sẽ hưởng quả sung túc. Do đó, Cổ nhân có nói: 
Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, 
Chỉ danh lai tảo dữ lai trì 
(Việc lành hay việc dữ đều có quả báo, chỉ khác nhau đến sớm hay muộn mà thôi)
2. Có người hỏi: Theo luật nhân quả thì làm nấy chịu: cha làm tội, con không thể thay thế được; con làm tội, cha không thể thay thế được. Sao thấy có những việc: cha làm con phải chịu liên can, con làm cha phải chịu ảnh hưởng? 
Trả lời: Trong kinh Phật dạy: Nhân quả nghiệp báo có hai thứ: Biệt nghiệp và Cộng nghiệp. 
Bật nghiệp là nghiệp báo riêng của mỗi chúng sanh, như mình có học nhiều thì mình biết nhiều, mình ăn thì mình no, mình siêng năng thì mình dễ thành công, mình nhác lười thì mình thất bại. 
Cộng nghịêp là nghiệp chung cho nhiều chúng sinh; cùng sống trong mọt hoàn cảnh. Như người Việt Nam, sống trên mảnh đất chữ S nầy trong giai đoạn chiến tranh Việt Pháp vừa qua, thì dù giàu, dù nghèo, dù trí thức, dù bình dân, đều chịu ảnh hưởng chung của chiến tranh; như sanh ở một nước tiên tiến, thì mọi người đều tương đối được hưởng một dời sống vật chất đầy đủ hơn ở một nước bán khai. Ðã sanh chung một gia đình, một xứ sở hay một dân tộc, cố nhiên cái nghiệp quả phải có liên quan với nhau. Sách có câu: 
Nhất nhơn tác phước, thiên nhơn hưởng, 
Ðộc thọ khai hoa, vạn thọ hương. 
(Một người làm phước, ngàn người đều được ảnh hưởng; một cây trổ hoa, muôn cây chung quanh đều được thơm lây).
C. Kết Luận:

Chúng ta đã biết giá trị của luật nhân quả, vậy chúng ta nên đem bài học nầy ra áp dụng vào mọi công việc hằng ngày của chúng ta. Khi chúng ta làm một việc gì, nói một lời gì, cũng nên nghĩ trước kết quả tốt hay xấu của nó, chứ đừng làm liều, nói liều, rồi phải chịu hậu quả đau khổ, nhục nhã trong tương lai. Nếu chúng ta làm được như thế, thì chúng ta sẽ thấy tánh tình và hành vi của chúng ta, mỗi ngày mỗi cải tiến, các việc sai quấy sẽ giảm bớt, các việc lành càng thêm tăng trưởng. Và do sự gieo nhân toàn thiện đó, từ địa vị người, chúng ta có thể tiến dần lên đến quả vị thánh hiền, siêu nhân.
Luân Hồi
A.    Mở Ðề:
Vấn đề mất cón, sống chết là một vấn đề vô cùng quan trọnhg, từ xưa đến nay đã làm băn khoăn, thắc mắc không biết bao nhiêu người, đã làm hao tổn không biết bao nhiêu giấy mực. aạu trung, có hai thuyết làm cho người ta chú ý đến nhiều nhất: 
Một thuyết cho rằng, loài người cũng như loài vật, một lần chết là mất hẳn, không còn gì tồn tại sau đó nữa: "Cát bụi, con người trở về với cát bụi" 
Một thuyết chủ trương trái lại: loài người chết đi, nhưng linh hồn vẫn vĩnh viễn còn lại, để lên thiên đàng, thọ hưởng mãi mãi những sự khoái lạc, an vui, hay xuống địa ngục chịu cực hình mãi mãi.
Hai thyết trên nầy đều không đúng với sự thật:
Chết rồi, không thể là hoàn toán mất hẳn được, vì như chúng ta ở đời nầy, không có vật gì là mất hẳn. Cho đến một hạt cát, một mảy lông cũng không thể mất hẳn, huống là cái thân hay biết nơi con người.
Nhưng bảo rằng linh hồn thường còn, ở mãi trên thiên đàng hay dưới địa ngục cũng không đúng. Sự nhận xét thông thường cũng đủ cho người ta nhận thấy rằng: trong vũ trụ không có một cái gì có thể vĩnh viễn ở yên một chỗ, mà trái lại, luôn luôn biến đổi và xê dịch. Vả lại, có gì bất công hơn là chỉ vì những cái nhân đã gieo trong một đời hiện tại ngắn ngũi, mà phải chịu cái quả vĩnh viễn tốt hay xấu trong tương lai?
Hai thuyết "chấp đoạn"và "chấp thường" trên nầy đều bị đạo Phật bác bỏ. Theo giáo lý đạo Phật thì chúng sanh không phải đoạn diệt, cũng không phải thường còn, mà là quay lộn trong cảnh sanh tử Luân hồi. 

B.     Chánh Ðề:
I. Ðịnh Nghĩa:
Luân hồi dịch ở chữ Samsera trong tiếng Phạn. Theo chữ Hán thì Luân là bánh xe; Hồi là xoay tròn. Hình ảnh bánh xe quay tròn là một hình ảnh rất rõ ràng mà Phật đã dùng để hình dung sự xoay chuyển, lên xuống, xuất hiện của mỗi chúng sanh trong sáu cõi (lục đạo) khi đầu thao ở cõi nầy, khi ở cõi khác, luôn luôn tiếp nối tử sanh, sanh tử không ngừng, như bánh xe lăn. Luân hồi là một thuyết có thể chứng nghiệm được, chứ không phải hoang đường. 
Khi chúng ta đã công nhận luật nhân quả, thì chúng ta cũng không thể từ chối, không công nhận sự Luân hồi, vì Luân hồi chẳng qua là nhân quả liên tục, nhưng vì nó khi biến, khi hiện, khi lên, khi xuống, khi mất, khi còn, khi thay hình đổi dạng, nên chúng ta tưởng như gián đoạn và không ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau đó thôi.

II. Sự Luân Hồi Trong Mọi Sự Vật Và Người  
Trong vũ trụ tất cả sự vật, từ vật nhỏ như hạt bụi, đến lớn như quả địa cầu, không vật nào chẳng Luân hồi.

1. Ðất Luân hồi: 
Như cái bình bông đang ở trước mặt chúng ta đây, trước kia nó là đất, người thợ gốm đem nó nhồi nắn làm thành cái bình, trải qua một thời gian, cái bình sẽ bị bể nát, tan thành cát bụi và trở về lại trạng thái đất cát. Ðất cát nầy lại làm thức ăn cho cây cỏ; cây cỏ hoặc tàn rụi, sau một thời gian, để trở thành phân bón cho cây khác, hoặc làm thực phẩm cho động vật. Ðộng vật ăn cây cỏ nầy vào, hoặc bài tiết ngayra ngoài để thành phân, thành đất, hoặc biến thành máu huyết, da thịt để một ngày kia thân thể động vật già yếu, sẽ tan rã thành đất cátlại. Bao nhiêu lần thay hình đổi dạng, vì nhân duyên nầy hoặc nhân duyên khác, nhưng đất cát, nó cũng lại trở thành đất cát sau một thời gian, một vòng luân chuyển dài hay ngắn. 

2. Nước Luân hồi: 
Nước ở biển, bị sức nóng mặt trời bốc thành hơi; hơi bay lên không, gặp hơi lạnh biến thành mây; mây nhiều tụ lại rơi xuống thành mưa; mưa chảy xuống ao hồ, hoặc gặp hơi lạnh quá, đọng lại thành băng thành giá. Băng giá gặp hơi nóng mặt trời tan ra thành nước lại. Từ vo thỉ đến nay, nước thay đổi trạng thái biết bao nhiêu lần, xoay vần mãi mãi như vậy, nhưng nước vẫn là nước. Hiện tượng của nước thì biến đổi vô cùng, bản thể của nước thì không bao giờ mất. Nó chỉ Luân hồi mà thôi.

3. Gió Luân hồi: 
Gió là sự luân chuyển của không khí. Không khí bị sức nóng mặt trời bốc cháy. giãn ra, bốc lên cao làm thành những khoảng trống. Ðể bù vào những khoảng trống ấy, không khí ở các nơi khác chạy tới điền vào, gây thành luồng gió. Không khí xê dịch chậm thì gió nhỏ, không khí xê dịch nhanh thì gió lớn. Xê dịch nhanh nữa thì thành bão. Gió có khi hiu hiu, khi thoang thoảng, khi hây hây, khi ào ào, khi cuồng bạo, nhưng bản chất của nó bao giờ cũng là không khí. 

4. Lửa Luân hồi: 
Lửa là một sức nóng làm cháy được vật. Khi đủ nhân duyên thì sức nóng phát ra lửa. Chẳng hạn hai thanh củi trong trạng thái bình thường thì chúng ta chẳng thấy sức nóng, ở đâu cả, nhưng khi chà xát vào nhau một hồi, thì lửa liền bật lên. Ngọn lửa nầy có thể đốt hai thanh củi kia, và hai thanh củi nầy một phần hóa thành tro than, một phần biến thành thán khí. Những cây khác dùng rễ mình để thu hút thán khí, chất chứa lại sức nóng để một ngày kia, gặp đủ nhân duyên lại bừng cháy lên. Như thế, sức nóng bao giờ cũng có sẵn, nhưng khi thì nó ở trạng thái tiềm phục, khi thì ở trạng thái phát hiện. Mắt chúng ta chỉ thấy khi nó phát hiện, và chỉ khi ấy mới cho là nó có, còn khi nó ở trạng thái tiềm [hục thì ta bảo là nó không có. thật ra thì nó chỉ Luân hồi qua những trạng thái khác nhau, chứ không phải dứt đoạn hay mất hẳn. 

5. Cảnh giới Luân hồi: 
Trong khinh Phật thường nói: ỘThế giới nhiều như cát sông HằngỢ. Thật thế, ban đêm chúng ta nhìn lên trời, thấy hằng hà sa số tinh tú. Mỗi tinh tú là một thế giới. và mỗi thế giới ấy đều không thoát ra ngoài định luật chung là Thành, Ttu, Hoại, Không. Mỗi phút giây nào cũng có sự sanh diệt của thế giới. Thế giới nầy tan đi, thì thế giới khác nhóm lên, như một làn sóng nầy mất đi thì một làn sóng khác nổi lên, làm nhân làm quả, tiếp nối cho nhau, Luân hồi không bao giờ dứt.

6. Thân người Luân hồi: 
Thân người, hay thân thú vật cũng thế, xét cho cùng thì cũng do tứ đại mà có là đất, nước, gió, lửa. Những chất cứng dẽo như da thịt gân xương là thuộc về Ðất; những chất đượm ướt như máu, mỡ, mồ hôi, nước mắt, là thuộc về Nước; hơi thở ra vào, trái tim nhảy, phổi hô hấp, tay chân cử động là thuộc về Gió; hơi nóng trong người là thuộc về Lửa. Như trên chúng ta đã thấy, tứ đại đều Luân hồi, thì thân người do tứ đại mà có, cũng phải Luân hồi theo. Khi thân nầy chết và đến lúc tan rã, thì chất cứng dẽo trả về cho Ðất; chất đượm ướt trả về cho nước; hơi nóng trả về cho Lửa; hơi thở và sự cử động trả về cho Gió. Rồi bốn chất nầy tùy theo duyên chung hợp lại, làm thành cây cỏ hay thân người khác. Người khác đến khi chết rồi, bốn chất đó trở về bản thể cũ của chúng. Khi thành thân người, lúc làm thân súc, năm nay tụ hợp ở đây, sang năm đã dời đi nơi khác, không phải thường còn, cũng không phải mất hẳn, mà là Luân hồi. 
Nhà Học giả tiếng tăm của Trung Hoa là ông Lương Khải Siêu có nói, trong khi nghiên cứu về Phật Giáo Ấn Ðộ:"...Con người luôn luôn, trong từng phút giây đều ở trong Luân hồi, bất quá hoặc mau hoặc chậm. Chậm thì gọi là sanh diệt hoặc biến dị, còn mau thì gọi là Luân hồi" (Luân hồi chẳng qua cũng là một hình thức trong các loại biến dị). Xem như xác thânh chúng ta, biến hóa không ngừng, xương thịt máu huyết chúng ta, chẳng qua không đầy một tuần, cũng rất có thể hóa ra đất bụi bên đường." 

7. Tinh thần Luân hồi: 
Con người không phải chỉ gồm có tứ đại. Ngoài tứ đại, còn có phần tâm lý nữa, hay nói một cách tổng quát hơn, còn có tinh thần. Ðó là gồm tất cả những thứ mà đạo Phật gọi là: Thọ, tưởng, hành, Thức. Phần thể xác gồm tứ đại chỉ là phần mà đạo Phật gọi là Sắc. Sắc đã không tiêu diệt mà chỉ biến hóa Luân hồi, thì Tâm hay Tinh thần, cũng không tiêu diệt mà chỉ biến chuyển xoay vần mà thôi. 
Như trong chương II đã nói, tất cả những hành động của thân tâm tạo thành cho mỗi chúng ta một cái nghiệp. Cái nghiệp ấy biến dịch, xoay vần mãi, khi đội lớp nầy khi mang hình dáng khác, khi rời cảnh giới nầy, khi vào cảnh giới khác, quanh lộn trôi lăn trong lục đạo (sáu đường) mãi mãi cho đến ngày nào được giác ngộ mới thôi. 
Nhưng sự lên xuống, trôi lăn, xoay vần của nghiệp trong ba cõi sáu đường ấy, không phải tình cờ, ngẫu nhiên, may rủi, vô lý, mà trái lại, nó theo một cái định luật chung, đó là luật Nhơn quả. Ðến đây, chúng ta thấy được sự tương quan mật thiết giữa nhơn quả và Luân hồi. Ðã có Nhơn quả, tức phải có Luân hồi (trừ trường hợp tu nhơn giải thoát); đã có Luân hồi phải tuân theo luật Nhơn quả.

III. Luân Hồi Theo Luật Nhân Quả Qua Sáu Cõi 
Có thể nói một cách chắc chắn rằng, chúng ta lúc sanh tiền tạo nhân gì, thì khi chết rồi, nghiệp lực dắt dẫn tinh thần đến chỗ nó thọ báo không sai. nếu tạo nhân tốt, thì Luân hồi đến cảnh giới giàu sanh, thân người tốt đẹp. Còn tạo nhân tội ác, thì Luân hồi đến cảnh giới nghèo hèn, thân hình xấu xa, tàn tật, sự nghiệp khi thăng khi giáng, lúc thạnh lúc suy. 
Sau đây là những cảnh giới mà một chúng sinh có thể bị hay được nhập vào, tùy theo nghiệp nhân mà mình tạo: 
1. Ðịa ngục: Tạo nhân sân hận, độc ác làm nhiều điều tội lỗi vừa hại mình vừa hại người, phải Luân hồi vào địa ngục, chịu đủ điều khổ sở. 
2. Ngạ quỷ: Nhân tạo tham lam, bỏn sẻn, không biết bố thí, giúp đỡ người, từ tiền của đến giáo pháp. Trái lại, còn mưa sâu, kế độc, để cướp đoạt của người, sau khi chết, Luân hồi làm ngạ quỷ. 
3. Súc sanh: Tạo nhân si mê sa đọa theo thất tình, lục dục, tửu sắc, tài khí, không xét hay dỡ, tốt xấu, chết rồi, Luân hồi làm súc sanh. 
4. A Tu La: gặp việc nhân nghĩa thì làm, gặp việc sai quấy cũng không tránh, vừa cang trực, mà cũng vừa độc ác. mặc dù có làm những điều phước thiện, nhưng tánh tình hung hăng nóng nảy vẫn cònm, lại thêm tà hiến, si mê, tin theo tà giáo. Tạo nhân như vậy, kết quả sẽ Luân hồi làm A Tu La, gặp vui sướng cũng có, mà buồn khổ cũng nhiều. 
5. Loài người: Tu nhân Ngũ Giới: Không sát hại, không trộm cướp, không tà dâm, không dối trá, không rượu trà say sưa, thì đời sau trở lại làm người, cao quý hơn muôn vật. 
6. Cõi trời: Bỏ mười điều ác tu nhơn Thập thiện (bài sau sẽ nói rõ) thì sau khi chết, được sanh lên cõi trời. Nhưng nên nhớ cõi trời nầy cũng còn ở trong vòng phàm tục, chịu cảnh sanh tử, Luân hồi. 
Muốn thoát ra ngoài cảnh giới sanh tử Luân hồi, và đến bốn cõi Thánh là Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát, và Phật, thì phải tu nhân giải thoát. 
IV. Vài Bằng Chứng Về Luân Hồi Một Chuyện Luân Hồi Ở Aán Ðộ  
Cách đây vài chục năm, tờ báo Mai có chụp hình và đăng một câu chuyện như sau: 
Tại Aán độ, ở thánh Delhi (đen li) có một cô gái 8 tuổi tên Phatidevin (Pha ti đơ vanh). Co gái đã nhiều lần khóc lóc với cha mẹ đòi về thành Mita thăm chồng là một giáo viên. Thành Delhi cách thành mita trên 200 cây số. Cha mẹ co gái lấy làm lạ, mờ một phóng viên nhà báo đến, để nhờ anh điều tra giùm. 
Phóng viên nhà báo đén hỏi, thì được cô cho hay rằng: Cô là vợ của một giáo viên, ăn ở với nhau sanh được một đứa con. Khi đứa con lên 11 tuổi, thì cô lâm bịnh và từ trần. Người phóng viên hỏi xem cô ta, có cái gì làm bằng chứng không. Cô trả lời cô có để lại vàng bạc và đồ đạc chôn ở chỗ nọ chỗ kia...Và cô còn nhớ rõ có một cái quạt, do người chị em bạn tặng, trên quạt có ghi lại mấy dòng chữ, rồi cô đọc mấy dõng chữ ấy cho phóng viên chép vào sổ tay. 
Phóng viên liền đến thành Mita, tìm hỏi tên họ ông giáo viên, thì thật quả không sai. Phóng viên hỏi ông giáo: 
Ông có người vợ chết độ 8,9 năm nay phải không? 
Ông giáo trả lời: 
Vâng, có ! Vợ tôi chết nay đã chín năm. Chảng biết ông hỏi có việc chi? 
Phóng viên trình bày những lời cô bé đã nói. 
Ông giáo nghe đều cho là đúng cả. 
Phóng viên lại lấy quyển sổ tay đưa mấy dòng chữ cho ông giáo, đọc và hỏi: 
Khi vợ ông mất, có để lại một cây quạt, trên ấy có ghi mấy dòng chữ như thế này có phải không? 
Ông giáo trả lời: 
trúng y như vậy cả ! 
Qua ngày sau, phóng viên lại mời cha mẹ và cô Phatidevin cùng đi tới thành Mita. từ khi sanh ra đến tám tuổi, cô chưa từng đi xa, thế mà đường đi đến thành Mita, cô đều thuộc cả, cô chỉ đường nầy là đường gì, đi về đâu, đường kia tên gì, đi về đâu, và còn nói trúng cả tên những nhà quan ở hai bên đường nữa. gần đến nhà ông giáo, cô bảo xe đi chậm lại và dừng ngay trước nhà ông giáo. 
Vào đến nhà, gặp ông già độ 80 tuổi, đầu tóc bạc phơ, cô vừa mừng vừa khóc òa mà nói rằng: 
Ðây là cha chồng tôi. 
Cô chỉ ông giáo mà nói: 
Kia là chồng tôi. 
Rồi chạy lại ôm đứa con mà khóc và nói: 
Ðây là con tôi. 
Mọi người trông thấy ai cũng lấy làm ngạc nhiên và cảm động ! 
Việc này làm sôi nổi dư luận Aán độ và các báo trên thế giới đều bàn tán xôn xao. Các nhà Bác học ra sức tìm tòi nghiên cứu, nhưng không sao giải thích được. Chúng ta đã rõ biết lý Luân hồi, thì việc này cũng chẳng lại gì. 
Một Chuyện Luân Hồi Ở Mỹ  
vào khoảng năm 1956, ở Mỹ có một thiếu phụ 33 tuổi, tên ỘXi MôngỢ (Ruth Simmons) vì quá tin tưởng có kiếp Luân hồi nên cô đã nhờ nhà thôi miên ỘMô rây Bét tanhỢ (Morey Bernstein) giúp, được thấy lại kiếp trước của cô. Nhà thôi miên kia, sau khi đưa cô vào giấc ngủ, liền bảo:
Thử nhớ lại hồi 10 tuổi, cô đã làm gì? 
Cô Xi Mông, trong cơn mê, nói lại thuở thiếu niên của cô, những lúc cô đi học và tả tỉ mỉ những lúc cô nô đùa với bạn. Nhà thôi miên lại bảo: 
Thử nhớ lại hồi 10 tuổi, cô đã làm gì? 
Cô Xi Mông, trong cơn mê, nói lại thuở thiếu niên của cô, những lúc cô đi học và tả tỉ mỉ những lúc cô nô đùa với bạn. Nhà thôi miên lại bảo: 
Bây giờ thử nhớ lại lúc cô 1 tuổi, cô thấy gì? 
Cô trả lời bằng những tiếng bập bẹ y như đứa trẻ chưa biết nói. Nhà thôi miên lại dồn hết tinh thần vào cặp mắt, nhìn thẳng vào mặt cô Xi Mông và nói: 
Thử nhớ lại tiền kiếp của cô? 
Sau một lúc im lặng, cô Xi Mông mới nói, nhưng giọng nói của cô đã đổi khác, giọng Ái Nhĩ Lan (ở Anh Quốc), chứ không phải giọng người Mỹ. 
Cô kể lại rằng:"Kiếp trước cô đầu thai vào gia đình họ "Mướt phi" (Murphy) ở làng "Cót" (Cork) bên Ái Nhĩ Lan vào năm 1898. Cô tả tơi chôn nhau cắt rún của cô và cho biết nhiều chi tiết về làng này. Cô nói thêm rằng chồng cô tên "Mắc Các Ty" (Brian Mac Carthy), giáo sư trường luật đã từng cộng sự với tờ báo "Ben phát niu" (Belfast News). Rồi sau cùng cô nói đến ngày cô chết, mả cô hiện ở đâu, và cô phải làm ma hơn một thế kỷ. Sau đó, cô đầu thai vào gia đình họ "Xi Mông" (Simmons) ở Mỹ hồi năm 1923. 
Nhà Thôi miên đã thâu tất cả lời nói của Xi Mông về tiền kiếp của cô, và sau đó viết một quyển sách nhan đề là: ỘÐi tìm gốc tích cô Mướt phi (Murphy)Ợ. Sách này in ra 170 ngàn cuốn, và chỉ trong ba tháng đã bán sạch. Sau đó, nhà Thoi miên lại lấy lời thuật chuyện của cô Xi Mông thâu vào ba mươi ngàn (30.000) dĩa nhựa và chỉ trong hai ngày đã bán sạch. 
Chuyện này báo chí quốc tế có đăng tin, riêng ở Pháp có tờ "Ba ri Mách"Baris Math) thuật lại rất rõ; ở Việt Nam cũng có nhiều tờ báo nói đến, như tờ Tin Ðiển, tờ Liên Hoa v.v... 

Một Câu Chuyện Thay Nghiệp Ðổi Xác Ở Việt Nam  
Ở Cà Mau cách đây vào khoảng 30 năm, có một câu chuyện lạ lùng đã làm dư luận bàn tán xôn xao: 
Oâng Cả Hiêu, ở làng Tân Việt, xứ Ðầm Dơi (Cà Mau) có cô gái 19 tuổi, lâm bịnh rồi chết. Cách đó độ 100 cây số, ông Hương Thừa ở làng Vĩnh Mỹ (Bạc Liêu) cũng có cô con gái đau rồi chết, nhưng lại sống lại. Khi sống lại, cô nầy nhìn không biết cha mẹ và nói chuyện đâu đâu, không ai hiểu gì cả. Cha mẹ cô tưởng rằng, vì cô đau nên lãng chí nói bậy. Nhưng khi cô lành mạnh hẳn, cô lại khóc lóc, một hai đòi về nhà ông Cả Hiêu và chỉ cả nơi ở, làng tổng rõ ràng nữa. 
Cha mẹ cô cho người đến tìm ông Cả Hiêu và thuật câu chuyện cho vợ chồng ông này nghe. Vợ chồng con cái ông Cả nghe xong, đều đi đến xem thật hư như thế nào. 
Khi mọi người đến nơi, cô gái chạy ngay đến ôm ông Cả, bà Cả khóc kể...Rồi cô thuật những chuyện đã xảy ra trong nhà ông Cả, không sai một mảy. Vợ chồng ông Cả, tuy thấy xác cô gái này không phải con mình, nhưng về tinh thần lại chính là con họ, nên đều thương yêu và công nhận là con. Về sau, cô hưởng được hai phần gia tài của cải, cả hai bên cha mẹ. 

V. Quyết Nghi 
1. Có người hỏi: Nếu có luân hồi, thì khi chết rồi, một người chỉ sanh lại một người thôi, tại sao trên thé giới nầy, khi mới khai thiên lập địa, chưa có người, mà cứ mỗi ngày nhân loại cứ thêm đông? Vậy do đau mà có nhiều người thế? 
Trả lời: Trong đoạn trước, chúng tôi đã nói: chúng sinh luân hồi trong sáu cảnh giới là Thiên, Nhơn, A tu la, Ngạ quỷ, Súc sanh, Ðịa ngục, và một chúng sanh ở cảnh giới này, có thể đầu thai qua cảnh giới khác, đắp đổi cho nhau, khi lên khi xuống, chứ không phải chỉ có người mới đầu thai làm người mà thôi. Những loài thú có những tâm trạng gần giống người, có thể đầu thai làm người được, cũng như những người, có tâm trạng lang sói, sẽ trở thành lang sói. 
Hơn nữa, trong đoạn trước, chúng ta cũng đã thấy, trong kinh Phật có chép: thế giới trong vũ trụ nầy nhiều như cát sông Hằng, chứ đâu phải chỉ một quả đất nầy là trung tâm điểm của vũ trụ, và mới coù người? Các nàh bác học cũng công nhận mỗi ngoi sao là một thế giới, trong hằng hà sa số thế giới ấy, có biết bao nhiêu là thế giới có hoàn cảnh giống như quả đất nhỏ bé chúng ta đang ở đây ! Thế giới đã nhiều như thế, thì nhân loại đâu phải ít? Tại sao chúng ta không thể tin được rằng: thế nào cũng có sự luân chuyển, sự lưu thông, sự trao đổi về phương diện tinh thần, về cái nghiệp giữa thế giới khác? Mỗi một thế giới sặp hoại, thì chúng sinh ở thế giới ấy sẽ di cư đến thế giới khác, gần đó. Trong kinh Ðịa Tạng có chép: 
"Thử thế giới hoạt thời, hoàn ký tha phương.."( thế giới nầy hoại, gởi qua thế giới khác, thế giới khác hoại, lại gởi đến thế giới khác nữa...). Như châu thành Saigon hiện nay, dân số rất đông, là do người ở các tỉnh đến. Khi giặc yên, dân chúng lại trở về các tỉnh, thì dân số Saigon tự nhiên bớt. Nên nhiều hay ít là do số dân ở các nơi tựu đến, hay tan đi. Trong thế giới hiện nay nhân loại nhiều hay ít cũng như vậy. 
2. Có người hỏi: Người và thú vật hoàn toàn khác nhau, làm sao người có thể tái sanh thành thú vật và thú vật thành người được? 
Trả lời: Người ta thường có quan niệm sai lầm rằng, người có linh hồn người, thú vật có linh hồn thú vật. Linh hồn người hay linh hồn thú vật đều bất biến, dù chết hay sống. Vì tưởng tượng như thế, nên người ta không thể công nhần rằng: chết rồi, linh hồn người trở lại chui vào thân hình chó, mèo chẳng hạn, và hồn chó mèo lại có thể vào nằm trong lốt thân hình người ta. 
Thật ra, nghiệp không phải là linh hồn, mà là một năng lực có nhuốm tính chất những hành động của mỗi chúng sinh. Vì tính chất riêng biệt ấy, mà nghiệp lực nhập vào một hình thức nầy hay một hình thức khác, do cái luật hấp dẫn, (đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu). 
Thay vì nói người kia trở thành thú, hay trái lại, thú kia trở thành người, đúng hơn, nên nói: Ông hiệp lực phát hiện dưới hình thể người hay dưới hình thẻ thú !"(Narada Maha Théra).
C. Kết Luận: Giáo lý luân hồi đem lại cho chúng ta nhiều điều lợi ích: 
Nó phá "đoạn kiến" sai lầm, làm cho con người đâm ra chán nản, vì nghĩ rằng, dù mình có cố gắng ăn ở cho có đạo đức, làm các điều hay đẹp, rồi cuối cùng cũng chẳng đem theo địa được cái gì, chẳng được hưởng gì cả, một khi thân thể đã tiêu tan. 
Nó phá "thường kiến" sai lầm, làm cho con người tin rằng, loài người chết rồi, vẫn giữ địa vị của mình, dù có làm phúc hay tôi cũng vậy. Do đó, người ta cũng không cần phải cố gắng trong lúc sanh tiền. 
Với giáo lý luân hồi, chúng ta phấn khởi mà tin rằng: chết rồi không thể mất hẳn; nhưng nếu chúng ta không biết vun trồng cội phúc, không cố gắng sống một đời sống có đạo đức, thì đời sau, chúng ta sẽ sanh vào cảnh giới xấu xa đen tối. 
Giáo lý luân hồi làm cho chúng ta thêm lòng tự tín, tự thấy mình là chủ nhân của đời mình, mình tạo nghiệp nhân gì, thì mình chịu nghiệp quả ấy, chứ không ai cầm cân thưởng phạt, ban phước, giáng họa cho mình cả. 
Nay chúng ta đã hiểu ý nghĩa và giá trị của giáo lý luân hồi, chúng ta nên cố gắng cải tạo tư tưởng, lời nói là hành vi của chúng ta, để tránh cho kiếp sau khỏi lâm vào cảnh giới đau khổ. Một khi các nhân ác đã được rửa sạch, những quả lành đầy đủ, các nghiệp hữu lậu không còn, lúc bấy giờ chúng ta có thể thoát ra khỏi luân hồi sanh tử và đạt đến cảnh giới tốt đẹp, bất sanh bất diệt của các vị A La Hán, Bồ Tát hay Phật.
 
Khái Niệm Tổng Quát Về 
Tứ Diệu Ðế (Ariya Saccani)
A.Mở Ðề
Nguyên Nhân Và Hoàn cảnh Ðức Phật Thích Ca Giảng Về Pháp Tứ Diệu Ðế Lần Ðầu Tiên 
Ðức Phật Thích Ca, sau khi thành đạo dưới cội cây bồ đề, liền nghĩ đến việc đem giáo lý của Ngài vừa chứng được, ra truyền bá cho chúng sanh. Nhưng giáo lý của Ngài là giáo lý cao siêu, thâm diệu, còn chúng sanh phần đông căn cơ còn thấp kém, khó có thể giác ngộ nhanh chóng như Ngài được. Nhưng không lẽ vì giáo pháp của Ngài thậm thâm vi diệu mà không giáo hóa chúng sanh? Ðể làm tròn nhiệm vụ hóa độ của nGià Phật phương tiện nói pháp Tứ Diệu Ðế là Tiệm giáo để cho chúng sanh dễ bề tu hành.
Quan sát căn cơ năm người bạn đồng tu với Ngài trước kia là nhóm ông Kiều Trần Như, có thể khai ngộ được với pháp Tứ Diệu Ðế, đức Phật đi đến Lộc Uyển là nơi họ đang tu hành đểnói pháp Tứ Diệu Ðế.
Sau khi nghe Phật thuyết pháp Tứ Diệu Ðế, thánh kiến mê lầm tan vỡ, trí huệ siêu thoát xuất hiện, năm vị này được ngộ đạo, chứng nhập qủa vị A La Hán. Ðó là năm vị đệ tử đầu tiên của đức Phật Thích Ca.
Từ đây về sau, Tứ Diệu Ðế là giáo lý căn bản về Tiệm giáo (phương pháp tu chứng từ từ) và đã giác phộ cho không biết bao nhiêu đẹ tử của Phật.
Ngày nay, chúng tôi đem giáo pháp Tứ Diệu Ðế ra trình bày với quí vị độc giải trong tập sách này, cũng không ngoài mục đích ấy.
B. Chánh Ðề 
I. Ðịnh Nghĩa Về Tứ Diệu Ðế
Tứ là bốn; Diệu là hay đẹp, quý báu, hoàn toàn; Ðế là sự chắc chắn, rõ ràng đúng đắn nhất. Chữ Phạn là Ariya Saccani.
Tứ diệu đế là bốn sự thật chắc chắn, quí báu, hoàn toàn nhất, không có một giáo lý ngoại đạo nào có thể sánh kịp. Với bốn sự thật mà Ðức Phật đã phát huy đây, người tu hành có thể từ địa vị tối tăm, mê mờ, đi dần đến quả vị giác ngộ một cách chắc thật, không sai chạy, như một ngọn đuốc thiêng có thể soi đưởng cho người bộ hành đi trong đêm tối đến đích. Vì cái công dụng quí báu, mầu nhiệm, vô cùng lợi ích như thế nên mới gọi là Diệu.
Chữ Ðế còn có nghĩa là một Sự Thật lớn nhất, cao nhất, bao trùm tất cảcác Sự Thật khác, và muôn đời bất di bất dịch, chứ không phải là sự thật hạn cuộc trong không gian và thời gian.
Trong giáo lý Tiểu thừa thì Tứ diệu đé là giáo lý căn bản. 
II. TỨ Diệu Ðế Gồm Những Gì?
Tứ diệu đế, là: Khổ đếù, Tập đế, Diệt đế và Ðạo đế.
1. Khổ đế ( Dukkha). Khổ đế là chân lý chắc thật, trình bày rõ ràng cho chúng ta thấy tất cả những nỗi đau trên thế gian này mà mỗi chúng sinh đều phải chịu, như Sống là khổ, Ðau là khổ, Già là khổ, Chết là khổ V.V..những nỗi khổ dẫy đầy trên thế gian, bao vây chúng ta, chìm đắm chúng ta như nước biển. Do đó, Ðức Phật thường ví cõi đời là một bể khổ mênh mông.
2. Tập đế (Sameda Dukkha). Tạp đế là chân lý chắc thật, trình bày nuyên nhân của bể khổ trần gian, là lý do vì đâu có những nỗi khổi ấy. Khổ đế như là bản kê hiện trạng của chứng bệnh; còn Tập đế như là bản nói rõ nguyên nhân của chứng bệnh, lý do vì sao có bệnh.
3. Diệt dế (Nirodha Dukkha). Diệt đế là chân lý chắc thật, trình bày rõ ràng hoàn cảnh quả vị an lành, tốt đẹp mà chúng sanh sẽ đạt đến khi đã diệt trừ được những nỗi khổ và những nguyên nhân của đau khổ. Diệt đế như là một bản cam đoan của lương y nói rõ sau khi người bệnh klành thì sẽ ăn ngon, ngủ yên như thế nào, thân thể sẽ tráng kiện, tâm hồn khoan khoái như thế nào.
4. Ðạo đế (Nirodha Gamadukkha). Ðạo đế là những phương pháp đúng đắn, chắc thật để diệt trưd đau khổ. Ðó là chân lý chỉ rõ con đường quyết định đi đến cảnh giới Niết Bàn. Nói một cách giản dị, đó là những phương pháp tu hành để diệt khổt và được vui.
Ðạo đế cũng như cái toa thuốc mà vị lương y đã kê ra để người bịnh mua vf\àd những lời chỉ dẫn mà bịnh nhân cần phải y theo để lành bệnh. 
III. Bố Cục Kỳ Diệu Của Tứ Diệu Ðế
Tứ diệu đế đã được Ðức Phật sắp đặt theo một thứ tự rất khôn khéo, hợp lý, hợp tình. Ngày nay các nhà nghiên cứu Phật học Âu Tây, mỗi khi nói đến Tứ Diệu Ðế, ngoài cái nghĩa lý sâu xa, nhận xét xác đáng, còn tóm tắt tán thán cái kiến trúc, cái bố cục, cái thứ lớp của toàn bộ pháp môn ấy.
Trước tiên, đức Phật chỉ cho chúng sanh thấy cái thảm cảnh hiện tại cỉa cõi đời. Cái thảm cảnh bi đát nầy có nằm ngay trước mắt ta, bên tai ta, ngay trong chính mỗi chúng ta; những sự thật có thể thấy, nghe, ngửi, nếm, rờ được, chứ không phải những sự thật xa lạ ở đâu đâu. Ðã là một chúng sanh, ai không có sanh, ai không đau ốm, ai không già, ai không chết v.v...? Và những trạng thái ấy đều mang theo tánh chất khổ cả. Ðã có thân, tất phải khổ. Ðó là một chân lý rõ ràng, giản dị, không ai là không nhận thấy, nếu có một chút ít nhận xét.
Khi chỉ cho mọi người thấy cái khổ ở trước mắt, ở chung quanh và chính trong mỗi chúng ta rồi, đức Phật mới đi qua giai đoạn thứ hai, là chỉ cho chúng sanh thấy nguồn gốc, lý do của những nỗi khổ ấy. Ngài đã từ hiện tại đi dần về quá khứ, đã từ bề mặt đi dần xuống bề sâu, đã từ cái dễ thấy đến cái khó thấy. Như thế là lý luận của Ngài đã đặt căn bản lên thực tại, lên những điều có thể chứng nghiệm được, chứ không phải xa lạ, viễn vong, mơ hồ.
Ðến giai đoạn thứ ba, đức Phật nêu lên trình bày cho chúng ta thấy cái vui thú của sự hết khổ. Giai đoạn nầy tương phản với giai đoạn thứ nhứt: giai đoạn trên khổ sở như thế nào, thì giai đoạn nầy lại vui thú như thế ấy. Cảnh giới vui thú mà Ngài trình bày cho chúng ta thấy ở đây, cũng không có gì là mơ hồ, viễn vong, vì nếu đã có cái khổ là cái vui. và khi đã thấy rõ được cái khổ như thế nào, thì mới hăqng hái tìm cách thoát khổ và khao khát hướng đến cai vui mà đức Phật đã giới thiệu.
Ðến giai đoạn thứ tư là giai đoạn Phật dạy những phương pháp để thực hiện cái vui ấy. Ở đây chúng ta nên chú ý là đức Phật trình bày cảnh giới giải thoát trước, rồi mới chỉ bày phương pháp tu hành sau. Ðó là một lối trình bày rất khôn khéo, đúng tâm lý: trước khi bảo người ta đi, thì phải nêu mục đích sẽ đến như thế nào, rồi để người ta suy xét, lựa chọn có nên đi hay không. nếu người ta nhận thấy mục đích ấy cao quý, đẹp đẽ, khi ấy người ta mới hăng hái, nỗ lực không quản khó nhọc, để thực hiện cho được mục đích ấy.
Như thế, chúng ta có thể phác họa lại cái bố cục của bức họa Tứ Diệu Ðế như sau:
Chúng ta đang đứng trước một bức họa vĩ đại gồm có hai phần chính: Phần dưới là một bể thẳm mênh mông, sóng gió tơi bời, trong ấy thuyền bè đang bị đắm chìm, với vô số nạn nhân đang lặn hụp, kêu la, khóc lóc, chới với...(Khổ đế).
Trong cái phần nầy của bức tranh, ta cũng thấy được những nguyên nhân gây ra những thảm họa ấy: đó là những luồng gió dục vọng, tham, sân, si.. những đám mây vô minh đen nghịt, che khuất cả mặt trời (Tập đế).
Nhìn đến phần trên của bức họa, ta thấy quang cảnh dần dần sáng sủa, yên tĩnh; ở đây, giông tố không đến được, không có những vực sâu, hố hiểm, không có những nạn nhân đang rên siết, khóc than...đây là một miền cao nguyên, cang flên cao, cảnh trí càng đẹp đẽ, yên vui. Người ở đây trông có vẻ bình tĩnh, thảnh thơi, vui vẻ lắm; và cũng như cảnh trí, những người càng ở tầng bậc cao thì lại càng có dung mạo đẹp đẽ, cốt cách phương phi, giải thoát...(Diệt đế).
trong phần nầy, nếu chúng ta chú ý nhìn rõ, thì thấy từ một cảnh ở dưới lên một cảnh trên, có những con đường đi với những cái bản đề tên đường đi, rất hay như: tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, tứ như ý túc,. Bát chánh đạo v.v...Trên những con đường ấy, có rất nhiều người đang đi lên, và rất ít người đi xuống. và càng lên cao thì con đường lại càng rộng rãi mát mẻ, tốt đẹp và những khách bộ hành lại càng mang rất ít hành lý...(Ðạo đế).
Bức họa ấy có ghi mấy chữ ở phần dưới là: "Thế gian" và phần trên là "Xuất thế gian".
Ðây, bức họa Tứ Diệu Ðế rõ ràng trình bày ra trước mắt chúng ta hai cảnh giới: Thế gian và Xuất thế gian, tương phản như thế đó. Những ai đã nhìn được bức họa ấy, tất đều có một thái độ là muốn xa lành cảnh ở phần dưới và mong ước được sống trong cảnh giới trình bày ở phần trên bức họa. 
VI. Ðịa Vị Quan Trọng Của Tứ Diệu Ðế Trong Toàn Bộ Giáo Lý Của đức Phật Thích Ca 
Tứ Diệu Ðế là giáo lý căn bản của đạo Phật, không phải riêng đối với Tiểu Thừa mà chung cho cả Ðại Thừa nữa. Người tu hành muốn có một kết quả chắc chắn, không thể bỏ qua Tứ Diệu Ðế được. Pháp môn nầy, tuy tiến chậm, nhưng khi tiến được bước nào là chắc bước nấy. Pháp môn nầy tuy không đưa thẳng người tu hành đến quả vị Phật, nhưng với một sự tinh tấn và quyết tâm nó có thể dễ dàng đưa người tu hành đến quả vị A La Hán. Rồi từ quả vị A La Hán, hành giả sẽ tu thêm một pháp môn khác của Ðại Thừa, để tiến đến quả vị Phật. Căn cơ nào, trìnhoộ nào cũng có thể tu theo pháp môn nầy được, chứ không phải như một số pháp môn khác, phải cần có một trình độ học thức cao và một trí tuệ trên mức trung bình mới có thể theo được. Vì thế, nó là một pháp môn phổ thông cho cả hai phái Tiểu Thừa lẫn Ðại Thừa, Nam tông và Bắc tông. Ngày nay pháp môn này là pháp môn được phổ biến nhất trên thế giới. Các Phật tử Âu Mỹ hầu hết đều tu theo pháp môn nầy là những tập sách nghiên cứu về đạo Phật, của những nhà Phật học tây phương đều nói nhiều nhất về Tứ Diệu Ðế.
C. Kết Luận
Phật Tử Phải Học và Thực Hành Pháp Tứ Diệu Ðế 
Một giáo lý căn bản, quan trọng như Tứ Diệu Ðế, người Phật tử không thể không hiểu được. Không hiểu biết về Tứ Diệu Ðế là không hiểu biết gì về giáo lý đạo Phật cả. Người Phật tử, hơn ai cả, phải thấu triệt cõi đời là khổ. Muón thế, không gì hơn là hãy lắng nghe đức Phật dạy về Khổ đế, vì chỉ có Khổ đế mới nói lên một cách tường tận đầy đủ, chính xác về mọi nỗi khổ đau của cõi đời.
Thấy rõ được mọi nỗi khổ đau rồi, ta cần tìm hiểu vì đâu có khổ, nguyên nhân của khổ là đâu. Vì chỉ khi nhận thấy được nguồn gốc của nó, mới có thể diệt trừ tận gốc nó được. Ðiều này, cũng không chỗ nào nói rõ ràng, phân tích ràng mạch bằng Tập đế. Nhưng thấy được mọi nỗi đau khổ của cõi đời và nguồn gốc của nó, không phải để mà chán ngán, khóc lóc, rên siết. Nếu thế thì không có gì tiêu cực bi quan bằng. Một sô sdư luận tưởng lầm đạo Phật là yểm thế bi quan là vì họ đã dừng lại ở hai phần đầu của Tứ Diệu Ðế.
Nhưng người Phật tử không dừng lại đó. Ðã thấy đau khổ làm cho cuộc đời xấu xa, đen tối, khổ đau, thì phải diệt trừ đau khổ. Hạnh phúc không đâu xa, hạnh phúc hiện ra sau khi đã diệt trừ được đau khổ. Ðau khổ lùi chứqng nào thì hạnh phúc đến chứng ấy, như bóng tối tan đi đến đau thì ánh sáng thay vào đến đó. Muốn thấy ánh sáng của Niết Bàn thì phải thực hiện những lời dạy của Phật trong Diệt đế.
Muốn thực hiện Niết Bàn thì phải có đủ phương tiện. Những phương tiện nầy, đức Phật đã cung cấp một cách đầy đủ trong trong Ðạo đế.
Như thế, đức Phật Thích Ca đã làm đầy đủ nhiệm vụ của kẻ dẫn đường cho chúng ta đi từ cõi đời đen tối đến quả vị A La Hán. Ngài đã đặt vào tay chúng ta một bản đồ chỉ dẫn rõ ràng về cuộc hành trình và ban cho chúng ta đầy đủ phương tiện cần thiết trong chuyến đi vĩ đại ấy.
Chúng ta chỉ còn lên đường và bước đi.

Bát Chánh Ðạo
A. Mở Ðề
Trong 37 món trợ đạo, Bát Chánh đạo là một pháp môn chính, được nhắc nhở đến nhiều nhất. Vì thế, mỗi khi nói đến Ðạo đế là người ta liên tưởng đến Bát Chánh đạo. Thậm chí có người tưởng lầm rằng Ðạo đế với Bát Chánh đạo là một.
Sở dĩ Bát Chánh đạo được xem là pháp môn chính của Ðạo đế, vì pháp môn nầy rất đầy đủ có thể bao gồm được các pháp môn khác của Ðạo đế. Nó rất phù hợp với mọi căn cơ, mọi thời đại, mọi phương sở; đối với Tiểu Thừa cũng như Ðại Thừa, người Ðông phương cũng như Tây phương ai ai cũng đều công nhận giá trị hoàn toàn cao cả của Bát Chánh đạo, và đeù áp dụng pháp môn nầy trong sự tu hành của mình để doạn trừ phiền não khổ đau, hầu bước lên con đường giải thoát, an vui, tự tại.
B. Chánh Ðề 
I. Ðịnh Nghĩa Bát Chánh Ðạo
Bát Chánh đạo là tám con đường ngay thangẻ hay tám phương tiện mầu nhiệm đưa chúng sinh đến đời sống chí diệu.
Người ta cũng có thể dịch nghĩa "Bát Chánh đạo" là con đường chánh có tám ngánh, để đưa chính sinh đến địa vị Thánh.
Cũng có khi người ta gọi Bát Chánh đạo là "Bát Thánh đạo" vì cái diệu dụng của nó sau đây:
a) Những kẻ phàm phu học đạo, noi theo pháp môn nầy mà tu, thì khỏi lầm lạc vào nẻo nguy hiểm, lần hồi sẽ chứng được quả Hiền Thánh.
b) Những bậc Hiền, Thánh nương theo tám phương tiện nầy thì sẽ đi đến cảnh Niết Bàn.
Bát Chánh đạo gồm có:
1. Chánh kiến 
2. Chánh tư duy
3. Chánh ngữ
4. Chánh nghiệp
5. Chánh mạng
6. Chánh tinh tấn
7. Chánh niệm
8. Chánh định 
II. Nội Dung Và Giá Trị Mỗi Thành Phần Của Bát Chánh Ðạo 
1. Chánh kiến: Chánh là nagy thẳng, đúng đắn; Kiến là thấy, nhậ biết. Chánh kiến hay Chánh tri kiến là thấy, nghe, hay, biết một cách ngay thẳng, công minh, đúng với sự thật khách quan. Người có chánh kiến thấy như thế nào thì nhận đúng như thế ấy, không lấy trắng làm đen, xấu làm tốt, dở làm hay, hay trái lại. Sự nhận xét sự vật của người ấy không bị tập quán, thành kiến, dục vọng ngăn che hay làm sai lạc. Người có chánh kiến biết phân biệt cái nào giả, cái nào thật. Và khi đã biết cảnh giả, vật dối, thì mắt không chăm, tâm không chú; còn khi rõ biết cảnh vật thật, lời lẽ chân, thì chuyên tâm vào sự lý chân thật làm cho đèn huệ sáng ngời, tiền trần không phương che ám được.
2. Chánh tư duy: Tư duy là suy nghĩ, nghiệm xét; nó thuộc về ý thức. Chánh tư duy là suy nghĩ, xét nghiệm chân chánh, tư tưởng đúng với lẽ phải.
Người tu theo phép Chánh tư duy, thường xét nghĩ đạo lý cao siêu, suy tìm thể tánh nhiệm mầu, biết xét những hành vi lỗi lầm, những ý nghĩ xấu xa để sám hối; biết suy nghĩ về ba món vô lậu học: Giới, Ðịnh, Huệ, để tu giải thoát; biết suy xét vô minh và nguyên nhân đau khổ, là nguồn gốc của tội ác, và tìm phương pháp đúng đắn để tu hành hầu giải thoát cho mình và cho người.
3. Chánh ngữ: Ngữ là lời nói; Chánh ngữ là lời nói chân thật, công bình, ngay thẳng và hợp lý.
Người tu theo chánh ngữ, không bao giờ nói sai, không thiên vị, thấy dở nói hay, không xuyên tạc, nghe một đường nói một ngả. Người theo chánh ngữ rất thận trọng lời nói; trước khi muốn nói gì phải suy nghĩ coi có lợi ích và chân thật không. Xưa đức Khổng Tử vào viếng chốn cổ miếu, thấy bức tranh họa một hình người kẹp miệng ba lần, Ngài day lại dạy môn đệ phải cẩn thận lời nói.
Ngày xưa, trước khi đức Phật sắp nhập Niết Bàn, có Ðệ tử hỏi:
Bạch đức Thế Tôn, khi Phật nhập Niết Bàn rồi, người đời sau gặp nhièu sách vở ngoại đạo không sao phân biệt với kinh Phật , như thế, biết tin theo lời nào tu?
Phật dạy:
Chẳng luận là lời nói của ai miễn là lời ấy đúng sự thật, hợp chân lý thì cứ tin theo mà tu.
Vậy, phàm những lời nói đúng lý, hợp lẽ, có lợi ích cho toàn thể chúng sinh là chánh ngữ. Những lời nói ấy chúng ta phải tin theo và tập nói cho đúng như thế.
4. Chánh nghiệp: Nghiệp là do người Trung Hoa dịch chữ Phạn Karma mà ra. Nghiệp hay Karma nghĩa là hành động tạo tác.
Chánh nghiệp là hành động, việc làm chân chính, đúng với lẽ phải, phù hợp với chân lý, có lợi ích co người lẫn vật.
Người theo đúng "chánh nghiệp" là người luôn luôn thận trọng , giữ gìn mọi hành động của mình, để khỏi làm tổn hại đến quyền lợi, nghền ghiệp, địa vị, danh giá, hạnh phúc, tánh mạng của người khác. Hơn nưa người theo đúng chánh nghiệp bao giờ cũng tôn trọng lương tâm nghề nghiệp của mình, luôn luôn hành động có lợi ích cho mọi người, mọi vật; và nếu cần, có thể hy sinh quyền lời hay tánh mạng mình để giải thoát nỗi đau khổ cho người khác.
Ngoài ra cũng gọi là chánh nghiệp, khi dùng trí huệ để quán tưởng những pháp chân chính, hoặc ngồi Thiền, niệm Phật , hoặc trì tụng kinh hành, để giữ gìn thân, khẩu, ý ba nghiệp cho thanh tịnh.
5. Chánh mạng: Mạng là sự sống, đời sống. Chánh mạng là sanh sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện, trong sạch của mình. Người theo đúng Chánh mạng sống một cuộc đời ngay thật, không gian tham, không làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của người khác, không làm cho người và vật phải đau khổ vì nghề nghiệp của mình. Người theo đúng Chánh mạng sống một cuộc đời có ý nghĩa lợi mình, lợi người, xứng với bát cơm mình ăn không, manh áo mình mặc chứ không ăn không ngồi rồi, sống bám vào người khác.
Người theo Chánh mạng sống đúng Chánh pháp, không mê tín dị đoan, và biết thân tứ đại vốn vô thường, nên lấy tịnh giới làm thể, lấy trí huệ làm mạng, bỏ niệm vọng cầu, an vui với chánh pháp.
6. Chánh tinh tấn: Chữu tinh tấn ở đây cũng cùng nghĩa như tinh tấn đã nói trong bài trước, nghĩa là chuyên cần, siêng năng, thẳng tiến mục đích đã vạch sẵn không vì một lý do gì mà lùi bước. Chánh tinh tấn là chuyên cần, siêng năng làm việc chánh nghĩa, lợi lạc cho mình cũng như cho người và vật.
Người theo đúng Chánh tinh tấn, trước tiên, bao giờ cũng hăng hái sửa mình, cương quyết bài trừ những điều ác, quyết tâm phát triển mọi hạnh lành (xem bài Tứ Chánh cần). Người theo đúng Chánh tinh tấn, dũng mãnh tiến lên trên đường đi đến giải thoát, cho đến lúc nào đạt được mục đích cao cả, cùng tột ấy mới thôi (xem đoạn "Tấn căn" trong bài Ngũ căn).
Nói tóm lại, người theo đúng Chánh tinh tấn, quyết tạo nghiệp vô lậu xuấ thế gian, lấy chánh trí làm mãnh lực, lấy Niết Bàn làm chỗ quy hướng, một lòng chẳng trễ, muôn kiếp không dời, quyết công phu, định thành đạo quả để trước tự độ, sau hóa đôĩ chúng sanh.
7. Chánh niệm: Niệm là ghi nhớ (cũng như nghĩa chữ niệm ở các bài trước). Chánh niệm là ghi nhớ đến những điều hay lẽ phải, những điều lợi lạc cho mình cho người, những đạo lý chân chính quý trọng cao siêu. 
Chánh niệm có hai phần:
a) Chánh ức niệm: là nghĩ nhớ đến các điều lỗi lầm để thành tâm sám hối, và nghĩ nhớ đến Tứ trọng ân: ân cha mẹ, ân tổ quốc, ân chúng sinh và ân Tam Bảo để lo báo đền.
b) Chánh quán niệm: là dùng tâm từ bi xét nghĩ cuộc đời là khổ não, tật bệnh, mê mờ mà chúng sinh đang mắc phải, để mở rộng lòng thương yêu và quyết ra tay cứu độ.
Người theo đúng Chánh niệm, thường quán sat cảnh chân đế, năng tưởng niêĩm các pháp trợ đạo; bất luận ở đâu và làm gì, cũng nhớ nghĩ đến cái quả vô lậu xuất thế gian, dù trải qua bao nhiêu số kiếp cũng không thối tâm xao lãng.
8. Chánh định: Chữ "Ðịnh" ở đây cũng đồng nghĩa như chữ định trong các bài trước, nghĩa là tập trung tư tưởng vào một vấn đề gì, để thấy cho rõ ràng. Chánh định là tập trung tư tưởng vào một vấn đề chính đáng, đúng với chân lý, có lợi ích cho mình và người.
Người theo đúng Chánh định, thường tập trung tư tưởng để quan sát những vấn đề chính sau đây:
Quán thân bất tịnh: (bất tịnh quán) túc là quán tưởng thân không thanh tịnh, để trừ tham dục, sai ái (xem lại đoạn: "quán thân bất tịnh" trong bài Tứ niệm xứ).
Quán từ bi (từ bi quán) là quán tưởng tất cả chúng sinh đều là một chân tâm, bình đẳng không khác, để đoạn trừ thù hận, và mở rộng lòng thương yêu để cứu độ chúng sinh.
Quán nhân duyên: (nhân duyên quán) là quán tưởng tất cả pháp hữu hình như muôn vật, vô hình như tâm niệm đều là giả hợp, duyên nhau mà có, chứ không có một cách chân thật, không trường tồn, để đoạn trừ ngu si, pháp chấp.
Quán giới phân biệt: (giới phân biệt quán) nghĩa là phân biệt và quán tưởng sự giả hợp của 18 giới: 6 căn, 6 trần, 6 thức để thấy không thật có "ngã, pháp" ngõ hầu diêth trừ ngã chấp, pháp chấp.
Quán hơi thở: (sổ tức quán) nghĩa là qúan tưởng bằng cách chuyên chú đếm hơi thở ra vào, để đổi trị sự tán loạn của tâm thức.
C. Kết Luận:
Như đã nói ở đoạn mở đề, Bát Chánh đạo là pháp môn rất được thông dụng. Sự thông dụng này sở dĩ có được là nhờ lợi ích thiết thực và quý báu của nó đối với đời sống cá nhân của người tu hành, đối với xã hội, và đối với đời sống tương lai. Có thể tóm tắt những lợi ích, hay công năng của Bát Chánh đạo trong ba điểm sau đây:
1) Cải thiện tự thân: Nếu con người chuyên tu theo tám đường chánh này, thì sửa đổi được tất cả mọi sự bất chính, mọi tội lỗi trong đời sống hiện tại của mình, như ý niệm mê mờ, ngôn ngữ đảo điên, hành vi sái quấy, đời sống vô luân. Khi những điều trên nầy đã được cải thiện, thì tất cả cuộc đời riêng của mỗi người sẽ chân chính, lợi lạc và thiện mỹ.
2) Cải thiện hoàn cảnh: Nếu trong xã hội ai ai cũng đều chuyên tu theo tám đường chánh đạo nầy, không những có nhiều lợi lạc trong cuộc đời hiện tại mà còn gây tạo cho mình một tương lai tươi sáng, gieo trồng cho mình những hạt giống Bồ đề để ngày say gặt háu quả vô thượng Niết Bàn, đầy đủ bốn đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.
Vì những lợi ích quý báu như thế, chúng tôi xin khuyên mọi Phật tử hày phát nguyện cương quyết tu theo Bát Chánh đạo.
Tổng Kết Về Ðạo Ðế
Chúng ta vừa biết qua nội dung của Ðạo đế , hay 37 món trợ đạo là: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cấn, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Bồ đề phần, Bát Chánh đạo. Phần Ðạo đế đã chiếm hết bốn bài trong mười bài nói về Tứ đế. Chỉ cái số lượng ấy cũng đủ nói lên sự quan trọng mà đức Phật muốn dành cho phương pháp tu hành để chứng nhập Niết Bàn. Nhưng chúng ta đừng nên thấy quá nhiều pháp môn mà vội nản lòng, thối chí. Vì căn cơ chúng sinh không đều, nên đức Phật cần chế ra nhiều pháp môn, để mỗi người có thể tùy theo căn cơ mính mà lựa pháp môn thích hợp để tu hành. Tất nhiên một người có thể tu nhiều pháp môn nếu có đủ khả năng, trí tuệ, sức khỏe; những nếu không đủ điều kiện, thì tu một pháp môn cũng được. Khi tu thành một pháp, các pháp kia đều thành, vì nó là một nhiếp thuộc lẫn nhau.
Vậy Phật tử không nên ngã lòng thối chí. Với sự quyết tâm, với đức tinh tấn, chúng ta tùân tự tiến dần vào Ðạo đế, không lo sợ, không nghi ngờ, cũng không quá bồng bột, nóng nảy, rồi đây chậm hay nhanh, thế nào cũng phải đến đích.
Hỡi quí vị Phật tử ! Mười phương các đức Như Lai, đầu tiên đều nhờ các pháp môn nầy mà dần dần được viên thành Phật quả. Tất cả Thánh giả trong ba thừa, đeù nương vào đây để tu hành cho đến ngày đạt đích. Chúng ta, đạn con Phật , những người đang canh cánh ôm ấp bên lòng trí nguyện thành Phật , để cứu độ và cứu độ chúng sinh, lẽ nào trong lúc đức Phật đã vì lòng từ bi mà sửa soạn cho chúng ta mọi phương tiện , mọi hành lý để tiến lên đường giải thoát, chúng ta lại do dự, chần chờ hay thối thác ! 
Vậy chúng ta hãy mau mau cất bước lên đường giải thoát.           
HẾT