Hiển thị các bài đăng có nhãn NETWORK MARKETING. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NETWORK MARKETING. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

KIẾN THỨC VỀ MLM

Để được thoải mái về tiền bạc
ĐỂ ĐƯỢC THOẢI MÁI VỀ TIỀN BẠC
(Trích trong quyển “Rich Dad Poor Dad”)
Tác giả: Robert T. Kiyosaki & Sharon L. Lechter

Bạn có tự do về tiền bạc không? Khi Bạn đang phải vật lộn với tài chính trong cuộc đời mình, tài liệu này hoàn toàn dành cho Bạn. Nếu Bạn muốn kiểm soát những gì Bạn làm hôm nay hầu có thể thay đổi số phận tiền bạc lận đận của mình, tài liệu này sẽ giúp cho Bạn vạch được một lối thoát cho riêng mình.
Trong xã hội có 4 nhóm người kiếm tiền được thể hiện theo bảng sau :
E
B
S
I
E - Employee: Những người làm công ăn lương
S - Self Employed: Những người tự làm chủ công việc của mình
B - Business Owner: Những người làm chủ hệ thống
I  - Investor: Những nhà đầu tư
Mỗi người trong chúng ta ít nhất cũng thuộc về một trong bốn nhóm người đó. Vị trí tồn tại của chúng ta trong bốn nhóm người đó sẽ quyết định nguồn thu nhập đem lại cho chúng ta. Nhiều người dựa vào đồng lương lãnh được mỗi tháng và do đó trở thành những người làm công trong xã hội, trong khi số khác tự kinh doanh làm ăn trong khuôn khổ cá nhân hay gia đình. Những người làm công hay làm tư nằm bên trái bảng. Phía bên phải bảng là những cá nhân kiếm tiền từ hệ thống kinh doanh của mình hay từ những khoản đầu tư.
Hình vẽ trên tóm tắt bốn nhóm người trong xã hội làm nên thế giới kinh doanh này, họ là những ai và những yếu tố nào hun đúc nên tính cách đặt thù của mỗi nhóm người. Tứ đồ ấy giúp cho Bạn thấy được mình đang thuộc nhóm người nào, mà nhờ đó Bạn có thể tự vạch cho mình một hướng hành động theo những gì Bạn mong muốn trong tương lai, một khi Bạn tự chọn cho mình một con đường riêng biệt có thể đưa Bạn đến sự tự do về tài chính. Hiển nhiên sự tự do ấy có thể đạt được trong cả bốn nhóm, nhưng những kỹ năng của một cá nhân thuộc nhóm phía bên phải tứ đồ sẽ giúp Bạn đạt được mục đích nhanh chóng hơn. Một người thuộc nhóm E thành đạt đều có khả năng trở thành một cá nhân thành công thuộc nhóm I.
Bạn muốn thành ai khi Bạn trưởng thành?
Quyển “Rich Dad Poor Dad” viết về những bài học khác nhau do hai người cha truyền dạy lại cho tôi về chủ đề tiền bạc và sự lựa chọn cách sống trong đời. Một người là cha ruột, còn người kia là cha thằng bạn thân nhất của tôi. Một người có nền học vấn rất cao trong khi người kia chỉ học tới trung học. Một người thì nghèo còn người kia thì rất giàu.
Cứ mỗi khi người ta hỏi tôi: “Cháu muốn trở thành ai khi cháu trưởng thành?”
Người cha nghèo có học vấn cao của tôi luôn khuyến khích: “Con hãy đi đến trường, ráng học cho giỏi và tìm một công việc ổn định an toàn”. Nói như vậy có nghĩa là người muốn đề nghị một hướng sống như thế này:
Trường học
E
B
S
I
Người cha nghèo mong muốn tôi hoặc trở thành một nhân viên nhóm E với mức lương cao hoặc một chuyên gia làm tư có mức phí cao như bác sĩ, luật sư hay kế toán gia. Người cha nghèo của tôi luôn quan tâm về một đồng lương đều đặn, nhiều phúc lợi và bảo đảm công việc. Điều đó giải thích tại sao Người đã trở thành một công chức chính phủ có mức lương cao, trở thành một nhân vật lãnh đạo đầu ngành giáo dục ở tiểu bang Hawaii.
Trong khi đó người cha giàu lại đưa ra một lời khuyên khác hẳn. Người khuyến khích: “Hãy đi đến trường, tốt nghiệp đại học và sau đó tự kinh doanh và trở thành một nhà đầu tư thành công”.
Như vậy, cha giàu đề nghị tôi một hướng sống như thế này:
  Trường học
E
B
S
I
Ai cần tài liệu này?
Tài liệu này được viết dành cho những ai sẵn sàng muốn thay đổi vị trí của mình hôm nay, đặt biệt cho những cá nhân thuộc nhóm E hay S đang mong muốn nhập hội với những người thuộc nhóm B hay I. Tài liệu này dành cho những người dám xé rào tư tưởng bảo đảm việc làm mà hướng tới sự bảo đảm về tài chính. Con đường chuyển từ phía bên trái tứ đồ sang bên phải tứ đồ dĩ nhiên sẽ không dễ dàng chút nào nhưng phần thưởng ở cuối con đường hoàn toàn xứng đáng. Con đường đó chính là nhắm tới sự tự do hoàn toàn về tài chính.
Lúc tôi còn 12 tuổi, người cha giàu đã kể cho tôi nghe một câu chuyện giản dị, nhưng câu chuyện đó đã dẫn dắt tôi suốt trên con đường làm giàu và đạt tới tự do về tiền bạc. Câu chuyện đó phản ánh lối giải thích của người cha giàu về sự khác nhau giữa phía bên trái của tứ đồ, tức là nhóm người E hay S, với phía bên phải gồm nhóm người B hay I. Câu chuyện như thế này:
“Ngày xửa ngày xưa có một ngôi làng nhỏ bé đáng yêu. Ngôi làng ấy là một chổ ở thật tuyệt vời nhưng tiếc thay lại gặp một vấn đề nghiêm trọng. Khi trời không mưa, làng chẳng có tí nước nào. Nhằm giải quyết vấn đề dứt điểm, các già làng quyết định gọi thầu cung cấp nguồn nước hàng ngày cho dân làng. Có hai nhân vật đứng ra nhận thầu và các già làng đều nhận ký hợp đồng với cả hai. Các già làng cho rằng một sự cạnh tranh nho nhỏ giữa hai bên có thể làm cho giá cả giảm xuống, lại vừa đảm bảo có đủ nước dự trữ cho làng.
Người thứ nhất trong hai người trúng thầu có tên là Ed. Ông lập tức lên chợ mua hai thùng thiếc mạ kẽm và ngược xuôi chở nước từ hồ vào làng cách đó một dặm. Với hai thùng nước đó, anh ta làm việc từ sáng sớm đến chiều tối và nhanh chóng kiếm ra tiền. Ed đổ nước trong thùng vào một bể chứa nước đúc bằng bê tông to ngay giữa làng. Cứ mỗi buổi sáng, anh ta là người thức dậy sớm nhất để bảo đảm lượng nước đủ dùng cho cả làng. Công việc thật cực nhọc, nhưng anh ta cảm thấy hạnh phúc khi làm ra tiền và đã thắng một trong hai hợp đồng duy nhất trong làng.
Người nhận thầu thứ hai tên là Bill biến mất đi một dạo. Cả làng không thấy anh ta trong nhiều tháng, và điều đó làm cho Ed rất sung sướng vì không có cạnh tranh nên kiếm được rất nhiều tiền.
Thay vì đi mua hai thùng nước để cạnh tranh với Ed, Bill phát thảo một kế hoạch kinh doanh, thành lập công ty, tìm thêm bốn đối tác đầu tư, thuê một giám đốc quán xuyến công việc và trở về với một nhóm thợ xây sau 6 tháng mất biệt. Trong vòng một năm, nhóm thợ của Bill hoàn tất công trình lắp đặt một đường ống dẫn nước từ hồ vào thẳng trong làng.
Vào buổi khai trương, Bill trịnh trọng tuyên bố nguồn nước cung cấp của mình sạch hơn của Ed. Trước đó Bill đã nghe thấy nhiều phàn nàn của dân làng về bụi cặn trong nguồn nước do Ed cung cấp. Bill còn tuyên bố sẽ cung cấp nước liên tục cho làng 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần. Trong khi đó, Ed chỉ cung cấp nước vào những ngày làm việc trong tuần, cuối tuần Ed phải nghỉ ngơi. Tiếp theo Bill tuyên bố chỉ lấy giá bằng 75% giá nước của Ed mà nguồn nước lại sạch hơn, có đều đặn hơn. Cả làng hoan hô Bill và ùn ùn xếp hàng trước vòi nước đường ống do Bill xây dựng.
Để cạnh tranh Ed lập tức hạ giá xuống còn 75% so với giá trước đây, mua thêm hai thùng nước và nắp đậy, rồi bắt đầu tăng công xuất lên bốn thùng cho mỗi chuyến đi. Nhằm cung cấp dịch vụ tốt hơn, anh ta mướn hai người con của mình phụ giúp làm ca đêm và vào những ngày nghĩ cuối tuần. Khi hai đứa con lên tỉnh nhập học, anh ta nói với chúng: “Các con hãy nhanh chóng quay về vì sự nghiệp kinh doanh này sẽ thuộc về các con”.
Vì một lý do nào đó, hai người con của Ed sau tốt nghiệp đại học không chịu trở về làng. Ed cuối cùng phải thuê mướn nhân công và từ đó bắt đầu gặp rắc rối với vấn đề công đoàn lao động. Công đoàn đòi tăng lương, chu cấp thêm phúc lợi và yêu sách mỗi nhân công chỉ xách mỗi lần một thùng nước mà thôi.
Trong khi đó Bill ý thức được rằng một khi ngôi làng này cần nước thì các làng khác cũng có nhu cầu thiết yếu đó. Thế là Bill lại xây dựng hệ thống cấp nước cho mọi ngôi làng trên thế giới với chi phí thấp và chất lượng sạch. Bill chỉ kiếm một xu trên mỗi thùng nhưng hàng ngày Bill cung cấp hàng tỷ thùng nước. Cho dù Bill có làm việc hay nghỉ ngơi, hàng tỷ người vẫn phải dùng nước và tiền cứ chảy vào tài khoản ngân hàng của Bill. Bill đã vẽ một đường ống không chỉ dẫn nước cho mọi ngôi làng mà còn dẫn tiền vào túi mình.
Bill sống hoàn toàn hạnh phúc và đạt được tự do tài chính trong khi đó Ed phải làm việc cực nhọc suốt đời mà vẫn lận đận về tiền bạc.”
Câu chuyện đó về Bill và Ed đã hướng dẫn tôi trong suốt nhiều năm liền, giúp tôi có nhiều quyết định quan trọng trong đời mình. Tôi thường tự hỏi:
Tôi sẽ xây dựng một đường ống dẫn nước hay đi gánh nước?
Tôi sẽ lao động một cách cực nhọc hay một cách khôn ngoan?
Và việc trả lời những câu hỏi đó đã đưa tôi đến sự tự do về tài chính.
Kim tứ đồ
Kim từ đồ đơn giản là hình vẽ nói lên sự khác nhau về cách tạo ra thu nhập của bốn nhóm người. Sự khác nhau đó có thể tóm tắt như sau:         
E
Baïn coù moät coâng vieäc
B
Baïn laøm chuû moät heä thoáng vaø moïi ngöôøi laøm vieäc cho Baïn
S
Baïn laøm chuû moät coâng vieäc
I
Tieàn baïc laøm vieäc cho Baïn
E - nhóm người làm công ăn lương. Khi tôi nghe những từ như “bảo đảm” hay “phúc lợi”, tôi có thể cảm nhận được người đang nói chuyện với mình là ai. Từ “bảo đảm” vốn thường được dùng khi đối phó với cảm giác sợ hãi. Nếu một người cảm thấy sợ, và người ấy xuất thân từ nhóm E, người đó luôn đề cập đến từ đó như một biểu hiện của nhu cầu cần được bảo đảm. Khi đá động đến tiền bạc và công ăn việc làm, có khối người rất ghét nỗi sợ ám ảnh thường đi kèm theo với sự bất ổn của nền kinh tế, và chính vì vậy họ cảm thấy nhu cầu được bảo đảm là thiết yếu.
Từ “phúc lợi” ám chỉ đến việc bàn bạc rõ ràng những phần thưởng ngoài lương, một kế hoạch tưởng thưởng chắc chắn, chẳng hạn như bảo hiểm y tế hay chế độ về hưu. Điều mấu chốt là họ muốn cuộc sống tương lai của họ được bảo đảm bằng những cam kết trên văn bản hẳn hòi Họ không cảm thấy hạnh phúc khi gặp sự bất ổn. Chỉ có sự ổn định, chắc chắn mới làm cho họ thấy được thỏa mái trong cuộc sống. Tận sâu trong lòng họ luôn nhắc nhở “tôi cho bạn điều này, bạn phải cho lại tôi điều khác”.
Để có thể trấn áp và chế ngự nỗi sợ, họ đi tìm sự bảo đảm và những thỏa thuận chắc chắn trong việc làm. Điều đó giải thích tại sao họ có lý riêng của họ khi phát biểu như vầy: “tôi không quan tâm chú trọng đến tiền bạc”.
Đối với những người thuộc nhóm này, ý niệm về sự bảo đảm và ổn định còn quan trọng hơn cả tiền bạc.
Người làm công có thể trở thành chủ tịch công ty hay quản lý tập đoàn. Vấn đề quan trọng đối với những người này không phải là phạm vi công việc hay trách nhiệm mà chính là những thỏa thuận hợp đồng  ký với công ty hay tập đoàn thuê họ.
S - nhóm người làm tư. Có những người muốn “làm sếp cho chính mình”, hoặc “tự mình làm việc ấy”. Tôi gọi nhóm này là nhóm người “tự làm lấy”.
Thông  thường khi đụng đến vấn đề tiền bạc, một người thuộc nhóm S không thích nguồn thu nhập của mình phụ thuộc vào người khác. Nói cách khác, nếu một người nhóm S làm việc cật lực, họ sẽ đòi hỏi được trả xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra. Những người thuộc nhóm này không thích nguồn thu nhập của mình bị quyết định bởi một cá nhân hay một nhóm người nào khác không làm việc ở mức độ cật lực như họ. Nếu muốn họ bỏ công sức nhiều, Bạn phải trả họ xứng đáng. Dĩ nhiên họ cũng hiểu rất rõ một khi họ không bỏ công sức nhiều, họ sẽ không được trả nhiều. Đối với tiền bạc, những người thuộc nhóm này rất có cá tính độc lập ý thức.
Cảm giác sợ hãi.
Như vậy khi một người nhóm E thường phản ứng với nỗi sợ không có tiền bằng cách đi tìm sự bảo đảm, người thuộc nhóm S lại phản ứng khác hẳn. Những người thuộc nhóm S phản ứng với cảm xúc đó không phải bằng cách đi tìm sự bảo đảm, mà họ sẽ cố kiểm soát và làm chủ tình huống để xử lý và hành động theo cách riêng của mình. Điều đó giải thích tại sao tôi gọi nhóm ngưòi S là nhóm “tự làm lấy”. Khi đương đầu với nỗi sợ và rủi ro về tài chính, “họ muốn nắm lấy sừng trâu và điều khiển nó theo ý mình”.
Trong nhóm này Bạn sẽ dễ nhận thấy nhiều chuyên gia trí thức đã bỏ nhiều năm trong trường đại học như bác sĩ, luật sư và nha sĩ.
Cũng thuộc về nhóm này còn gồm những người đi theo một lối giáo dục khác hoặc bổ sung cho nền giáo dục truyền thống. Đó là những người bán hàng kiếm hoa hồng trực tiếp như môi giới bất động sản chẳng hạn, cũng như những chủ kinh doanh nhỏ thuộc dạng hộ cá thể hay đối tác như chủ cửa hàng, chủ thầu quét dọn, chủ nhà hàng, chuyên viên tư vấn, bác sĩ chuyên khoa, đại lý du lịch, thợ sửa xe, thợ sửa ống nước, thợ mộc, thợ điện, thợ làm tóc, nhà diễn thuyết, các nghệ sĩ...
Câu điệp khúc ưa thích nhất của nhóm này luôn là “không ai làm chuyện đó hay hơn tôi” hoặc “tôi sẽ làm theo cách của tôi”.
Những người làm tư thuộc nhóm này thường là những người theo trường phái “toàn hảo”. Họ luôn muốn làm một điều gì đó đặc biệt và xuất sắc hơn người. Trong tâm tư của họ, họ không bao giờ nghĩ rằng sẽ có ai đó làm tốt hơn họ, cho nên họ thực sự không tin vào khả năng của ai có thể làm tốt theo cách mà họ thích, cái cách mà họ cho là “đi đúng hướng”. Trên một vài khía cạnh nào đó, họ chính là những nghệ sĩ thực thụ theo phong cách và phương pháp làm việc do chính họ đề xướng.
Và đó là lý do tại sao xã hội lại thuê mướn những người như họ. Nếu Bạn cần một bác sĩ giải phẫu não, Bạn muốn vị bác sĩ đó phải có nhiều năm kinh nghiệm và trình độ, nhưng điều quan trọng hơn hết là Bạn muốn vị bác sĩ ấy phải là con người “toàn hảo”.
Đối với nhóm này, tiền bạc sẽ không quan trọng bằng công việc. Sự độc lập trong suy nghĩ, sự tự do trong cách làm và sự được nể trọng như một bật thầy trong lĩnh vực chuyên ngành đối với họ còn quan trọng hơn nhiều so với tiền bạc. Cho nên khi thuê mướn họ, cách hay nhất là Bạn nói cho họ những gì Bạn muốn và cứ để mặc họ tự lo liệu.
Nhóm người này thường gặp phải khó khăn khi đi thuê mướn người khác làm cho họ, chỉ bởi vì trong đầu họ luôn cho rằng không ai có thể đảm đương công việc của họ. Và điều đó khiến cho nhóm này hay than phiền “thời nay thật khó mà kiếm được người giúp việc giỏi”.
Một trở ngại khác là khi nhóm người này đào tạo cho một ai đó làm những gì mà họ đang làm, người mới vào nghề tập sự đó lại thường trở thành giống như họ, tức là “làm theo cách của mình”, “làm chủ lấy mình”. Chính vì lý do đó, nhiều người thuộc nhóm S rất miễn cưỡng khi tuyển dụng và huấn luyện người khác chỉ vì họ sẽ bị cạnh tranh hơn nữa một khi những kẻ tập sự ấy đã rành nghề và rời bỏ họ. Tình huống đó lại càng đẩy họ làm việc cật lực hơn và đơn độc hơn.
B - nhóm làm chủ hệ thống. Nhóm người này hoàn toàn đối lập với những người thuộc nhóm S. Những người thuộc nhóm B thích sử dụng và hợp tác với những người thông minh thuộc nhóm E, S, B và I. Không giống như những người thuộc nhóm S vốn không thích chia sẻ công việc (vì không ai có thể làm tốt hơn họ), những người nhóm B lại thích chia sẻ công việc. Câu tâm niệm của nhóm B là: tại sao lại gánh lấy công việc trong khi ta có thể mướn người khác làm việc cho ta, nhiều khi còn giỏi hơn cả mình”.
Henry Ford là một điển hình của nhóm này. Có một câu chuyện truyền khẩu về nhân vật li kỳ này như sau: Một nhóm trí thức lớn tiếng chỉ trích và chê bai Ford là ngu dốt, không biết một tí  gì. Ford mời họ vào văn phòng làm việc của mình và thách thức những người này có thể đặt bất kỳ một câu hỏi nào mà Ford không trả lời được. Thế là nhóm trí thức đó vây quanh một trong những nhà công nghiệp có quyền lực nhất nước Mỹ và liên tiếp chất vấn. Ford lắng nghe hết mọi câu hỏi và khi mọi người không còn hỏi nữa, ông chỉ việc nhấc máy điện thoại lên, triệu vào một vài trợ lý giỏi và yêu cầu họ trả lời tất cả các câu hỏi chất vấn của các vị trí thức đó. Ông đã kết thúc buổi họp mặt bằng một câu tuyên bố với nhóm trí thức rằng, chẳng thà ông mướn những người thông minh, có học thức tìm ra câu trả lời để ông có thể dành trí óc sáng suốt cho những công việc quan trọng khác, những công việc chẳng hạn như “suy nghĩ”.
Một trong những câu nói nổi tiếng của Ford là: “Suy nghĩ là một công việc khó khăn nhất. Đó chính là lý do tại sao rất ít người muốn làm điều đó”.
Các kiểu trở thành doanh nhân
Tôi thường nghe mọi người nói “tôi sẽ khởi sự kinh doanh cho chính mình”.
Nhiều người có khuynh hướng cho rằng con đường đạt đến sự bảo đảm về tiền bạc và hạnh phúc chính là “tự làm những điều mình thích” hoặc “tung ra một sản phẩm mà chưa ai làm”. Vì thế họ vội vã đổ xô vào kinh doanh. Trong nhiều trường hợp họ đã đi theo lối này:
 
E
B
S
I
Nhiều người cuối cùng trở thành doanh nhân thuộc nhóm S chứ không phải nhóm B. Hiển nhiên không nhất thiết nhóm này phải hay hơn nhóm kia, cả hai nhóm đều có điểm yếu và điểm mạnh riêng, có mức độ rủi ro và những phần thưởng đền bù khác nhau. Thế nhưng rất nhiều người muốn bắt đầu ngay từ nhóm B nhưng lại kết thúc ở nhóm S và bị kẹt dính vào trong đó trên con đường chinh phục vào thế giới bên phải của tứ đồ.
Lại cũng có những người bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình theo lối này:
 
E
B
S
I
Thế nhưng cuối cùng cũng bị vướng vào nhóm S và mắc kẹt ở đó.
Nhiều người lại thử khởi nghiệp kinh doanh theo hướng này:      
 E
B
S
I
Nhưng chỉ có một vài người có đủ khả năng đứng vào hàng ngũ những người nhóm B. Tại sao vậy? Bởi vì những kỹ năng chuyên môn cũng như bản tính con người cần để thành công cho mỗi nhóm lại thường khác nhau vô cùng. Chính vì vậy, muốn thành công thực sự trong một nhóm, Bạn cần phải có những kỹ năng và lối suy nghĩ thích hợp của nhóm đó.
Sự khác nhau giữa cách kinh doanh của nhóm S và nhóm B.
Những người nhóm B thực thụ có thể bỏ công việc kinh doanh của họ hơn cả năm trời, để rồi khi quay lại họ thấy công việc kinh doanh của mình ngày càng có lời và hoạt động càng có hiệu quả hơn so với lúc họ bỏ đi. Trong khi đó đối với những người nhóm S, nếu người ấy bỏ đi cả năm trời, chắc chắn chuyện kinh doanh của họ sẽ chẳng còn ra thể thống gì nữa cả.
Thế thì điều gì đã tạo ra sự khác nhau đó? Nói theo cách đơn giản, người nhóm S làm chủ công việc, trong khi đó người nhóm B làm chủ hệ thống, quy trình và sau đó mướn những người có khả năng điều hành hệ thống đó. Hay nói một cách khác, trong phần lớn trường hợp, bản thân người nhóm S đã là một “hệ thống cá nhân”, cho nên họ không thể nào bỏ mặc chuyện kinh doanh của mình.
Thử lấy ví dụ một nha sĩ. Vị nha sĩ bỏ hàng năm trời miệt mài trong trường lớp để trở thành hệ thống độc lập. Bạn với tư cách là thân chủ bị đau răng, Bạn đến khám ở phòng mạch của vị nha sĩ đó. Vị nha sĩ chữa răng cho Bạn, Bạn trả tiền rồi ra về. Bạn cảm thấy sung sướng và truyền miệng với bạn bè về vị nha sĩ tuyệt vời của Bạn. Hầu hết trong mọi trường hợp, vị nha sĩ ấy chính mình làm tất cả mọi chuyện. Vấn đề ở chổ khi vị nha sĩ ấy nghỉ làm và đi du lịch, thu nhập của anh ta cũng “nghỉ” theo.
Trái lại những người làm chủ kinh doanh nhóm B có thể đi du lịch suốt vì họ làm chủ một hệ thống, một quy trình chứ không phải một công việc. Khi những người nhóm B đi du lịch, hệ thống do những người mà họ thuê để điều hành vẫn hoạt động và tiền vẫn chảy vào túi của họ.
Với những người nhóm S muốn trở thành nhóm B, họ cần phải tự chuyển biến con người của mình và những gì họ biết về cách vận hành hệ thống. Đáng tiếc thay, nhiều người không thể làm được chuyện đó hoặc họ quá say mê với chính hệ thống của chính mình.
Bạn có thể làm một ổ bánh mì kẹp thịt ngon hơn tiệm McDonald không?
Nhiều người đến xin tôi lời khuyên làm thế nào khởi sự một công ty, hoặc làm thế nào huy động vốn cho một sản phẩm hay một ý tưởng kinh doanh mới.
Thường thường tôi ngồi im lắng nghe trong khoảng 10 phút và trong thời gian ấy tôi có thể nhận ra mức độ quan tâm của họ. Họ quan tâm đến sản phẩm hay hệ thống kinh doanh? Tôi thường nghe những câu nói như thế này (hãy nhớ rằng không có gì quan trọng bằng lắng nghe và xem xét bản chất gốc rễ của người đối thoại từ những lời họ nói với Bạn):
“Sản phẩm này tốt hơn hẳn loại sản phẩm mà công ty đó làm ra”
“Tôi đã thăm dò nhiều nơi, nhưng chưa thấy ai bán loại sản phẩm đó”
“Tôi chia sẻ với anh ý tưởng về sản phẩm này, nhưng anh phải chia cho tôi 25 phần trăm lợi nhuận”
“Tôi đã từng có kinh nghiệm hàng năm trời về loại sản phẩm này”
Đó chính là câu nói của những người bắt rễ từ phần bên trái của tứ đồ, nhóm E hay S.
Những lúc ấy tôi phải thật tế nhị vô cùng bởi vì tôi đang đối thoại với những giá trị tư tưởng mà người ấy đang khư khư bám chặt lấy trong nhiều năm, thậm chí qua nhiều thế hệ. Nếu tôi không tế nhị hoặc không kiên nhẫn, tôi có thể làm vỡ tan ngay sự háo hức của người ấy với ý tưởng kinh doanh thật nhạy cảm nhưng cũng thật bấp bênh, và nhất là tôi có thể làm thui chột ý chí của một người đang muốn vượt rào từ nhóm này sang nhóm khác.
Ổ bánh mì kẹp thịt và chuyện làm ăn
Vì tôi cần phải cẩn trọng, tế nhị khi trò truyện đến đây tôi thường dùng ví dụ về ổ bánh mì kẹp thịt McDonald để phân tích. Sau khi lắng nghe mọi nỗi niềm của họ, tôi chậm rãi hỏi: “Bạn có thể tự mình làm một bánh mì kẹp thịt ngon hơn của tiệm McDonald không?”
Cho tới nay, tất cả những người mà tôi gặp qua khi đưa ra ý tưởng về một sản phẩm mới, khi được hỏi câu đó đều nói “có”. Tất cả họ đều có thể xuống bếp và làm một ổ bánh mì kẹp thịt có chất lượng vượt xa tiệm McDonald.
Và khi ấy tôi liền hỏi họ câu tiếp theo “Vậy Bạn có thể tự mình xây dựng một hệ thống kinh doanh tốt hơn McDonald không?” Vài người nhìn thấy sự khác nhau ngay lập tức, còn số khác thì không.  Và tôi có thế nói sự khác nhau đó phụ thuộc vào vị trí của người đó trên tứ đồ - phía bên trái của từ đồ, chỉ biết quan tâm đến ý tưởng một ổ bánh mì ngon hơn còn phía bên phải của tứ đồ đặt hết sự quan tâm vào hệ thống kinh doanh.
Tôi đã cố gắng mọi cách để giải thích có biết bao nhiêu doanh nhân ngoài kia đang cung cấp những hàng hóa và dịch vụ có chất lượng vượt xa hơn những tập đoàn đa quốc gia đồ sộ, cũng như trên thế giới hiện có hàng tỷ người có thể làm một ổ bánh mì kẹp thịt ngon hơn McDonald. Vậy mà chỉ có mỗi một tiệm McDonald lại có một hệ thống có thể phục vụ hàng tỷ ổ bánh mì kẹp thịt cho mọi người trên thế giới.
Hãy nhìn về những nhóm bên kia
Khi mọi người bắt đầu có thể nhìn thấy những người thuộc nhóm bên kia (nhóm B hoặc I), tôi đề nghị họ thử đi đến tiệm McDonald, mua một ổ bánh mì kẹp thịt và vừa ăn vừa quan sát  hệ thống đã làm ra ổ bánh đó. Hãy ghi chú những chuyến xe tải chở đến những ổ bánh mì bột còn sống, những chủ trại nuôi bò, kẻ đi đặt mua thịt bò và mẫu quảng cáo trên TV với Ronald McDonald. Hãy quan sát việc huấn luyện những thanh thiếu niên đang tập tễnh bán hàng cùng với câu chào khách “Xin chào Bạn, rất hoan nghênh Bạn đến tiệm McDonald”. Hãy để ý đến trang trí trong các cửa tiệm McDonald, phạm vi địa bàn mỗi tiệm, các lò nướng bánh mì và hàng triệu ký khoai tây chiên trên khắp thế giới đều có cùng một vị y hệt như nhau. Và đừng quên những nhà môi giới chứng khoáng đang gọi vốn cho McDonald ở phố Wall. Một khi Bạn có thể hiểu được toàn bộ bức tranh hoạt động của hệ thống McDonald, Bạn sẽ có cơ hội hơn để đi vào nhóm B hoặc I trên tứ đồ.
Thực tế là trong khi có vô vàng những ý tưởng mới, có hàng tỷ người cung cấp hàng hóa và dịch vụ và có hàng tỷ sản phẩm khác nhau lại có rất ít người biết cách xây dựng những hệ thống kinh doanh tuyệt vời cho chính họ.
Bill Gates của Microsoft không làm ra một sản phẩm vĩ đại mà chính ông đã mua nó lại từ tay người khác và thiết lập nên một hệ thống toàn cầu vĩ đại xung quanh sản phẩm đó.
Ba kiểu hệ thống kinh doanh
Trên con đường “xé rào” vào nhóm B, hãy luôn ghi nhớ mục đích của Bạn  là làm chủ một hệ thống và tìm người vận hành hệ thống đó cho Bạn. Bạn có thể tự mình lập một hệ thống riêng hoặc tìm mua một hệ thống có sẵn. Hãy coi hệ thống đó như một cây cầu nối mà nhờ đó Bạn có thể vượt qua một cách an toàn từ phía bên trái sang phía bên phải của tứ đồ. Cây cầu đó sẽ giúp Bạn đi đến bến bờ của sự tự do về tài chính.
Có 3 kiểu hệ thống kinh doanh hiện đang được phổ biến hiện nay, đó là:
1.         Những tập đoàn thuộc mô hình công ty truyền thống “ đây là nơi Bạn tự tạo một hệ thống cho mình
2.         Hình thức Franchises (nhượng quyền) “ đây là nơi Bạn mua một hệ thống có sẵn
3.         Kinh doanh theo mạng (Network Marketing) “đây là nơi Bạn mua để hòa nhập thành một phần của một hệ thống đã có sẵn.
Hình thức nhượng quyền (Franchises)
Khi người cha giàu bắt đầu dạy tôi về cách trở thành một người nhóm B, thời ấy chỉ có một kiểu kinh doanh. Đó  là kiểu làm ăn lớn của một đại công ty gần như độc quyền.
Khi tôi bắt đầu vào trung học, chúng tôi đã nghe đồn về khái niệm “nhượng quyền” nhưng hình thức kinh doanh ấy không xuất hiện ở thị trấn bé xíu chổ chúng tôi ở. Chúng tôi không biết gì cả về tiệm bánh mì kẹp thịt McDonald hay gà rán KFC. Khi tôi học hỏi người cha giàu, những khái niệm ấy hoàn toàn lạ lẫm với chúng tôi. Và rồi chúng tôi cứ liên tiếp nghe tin đồn về những hình thức kinh doanh kiểu ấy, nào là “bất hợp pháp”, nào là “trò lường gạt bịp bợm”, “nguy hiểm”. Tất nhiên một khi những lời đồn ấy đến tai người cha giàu, Người đã mua vé máy bay đến California để kiểm tra tin đồn hơn là chỉ nghe theo một cách mù quáng. Khi trở về Người chỉ nói với chúng tôi “Franchises sẽ là một cuộc cách mạng của tương lai”. Và Người đã mua lại đặc quyền kinh doanh của hai thương hiệu. Khi xã hội bắt đầu dấy lên trào lưu “franchises” và hình thức ấy bắt đầu trở nên phổ biến, cũng là lúc Người trở thành triệu phú. Người bán lại những đặc quyền kinh doanh đó cho người khác muốn nắm lấy cơ hội làm ăn riêng cho chính mình.
Ngày nay thật khó mà tưởng tượng không có thành phố hiện đại nào trên thế giới lại không có bánh mì kẹp thịt McDonald, gà rán KFC hay bánh Pizza.
Kinh doanh theo mạng (Network Marketing)
Cũng như với hình thức nhượng quyền, ban đầu xã hội cố gạt kinh doanh theo mạng (nước ta còn gọi là kinh doanh đa cấp) ra ngoài vòng pháp luật. Tôi biết có những quốc gia đã thành công trong chuyện đó hay nghiêm cấm khắt khe hình thức kinh doanh đó. Bất kỳ một hệ thống hay một ý tưởng mới nào nảy sinh trong thời kỳ đó cũng đều bị cho là “kỳ quặc và đáng nghi ngờ”. Lúc đầu tôi cũng cho kinh doanh theo mạng là một trò lường gạt. Nhưng sau nhiều năm, khi tôi đã nghiên cứu những hệ thống khác nhau phát sinh qua hệ thống kinh doanh theo mạng và chứng kiến nhiều người bạn của mình đã thành công trong kiểu kinh doanh này, tôi đã thay đổi quan điểm của mình.
Sau khi tôi bỏ thành kiến của mình và bắt đầu bỏ công tìm hiểu về kinh doanh theo mạng, tôi nhận thấy rằng đã có nhiều người xây dựng cho mình hệ thống trong kinh doanh theo mạng một cách lương thiện và cần mẫn. Khi gặp được họ, tôi có thể thấy tác động của hệ thống kinh doanh này lên đời sống và tương lai tài chính của rất nhiều người khác. Chỉ cần bỏ ra một khoản phí gia nhập vừa phải (thường khoản 200 đô la Mỹ), mọi người có thể mua vào một hệ thống có sẵn và có thể bắt tay xây ngay một công việc kinh doanh. Nhờ vào những bước tiến khổng lồ trong công nghệ máy tính, các tổ chức này hoàn toàn được tự động hóa, và những công việc nhức đầu như thủ tục giấy tờ, xử lý đơn đặt hàng, phân phối, kế toán và những công việc phát sinh khác đều được quản lý bởi các hệ thống chương trình phần mềm trong kinh doanh theo mạng. Những phân phối viên mới có thể dốc hết sức của mình vào việc xây dựng kinh doanh thông qua việc chia sẻ cơ hội làm ăn được tự động hóa này, thay vì phải lo lắng, nhức đầu vì những thủ tục ban đầu trong giai đoạn sơ khai của một doanh nghiệp nhỏ.
Một trong những người bạn thân của tôi đã từng kiếm được hàng tỷ đô la từ đầu tư bất động sản vào năm 1997, vừa mới ký hợp đồng làm phân phối viên của một công ty kinh doanh theo mạng và bắt đầu lập nghiệp kinh doanh cho riêng mình. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy anh ta cần mẫn chăm chút cho công việc kinh doanh theo mạng của mình, bởi vì rõ ràng là anh ta không cần tiền. Khi tôi hỏi lý do, anh đã giải thích như sau: “Tôi đã đi học để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, sau đó tôi lấy được bằng MBA về tài chính. Khi mọi người hỏi tôi cách làm giàu, tôi đã kể lại và chia sẻ với họ kinh nghiệm về những giao dịch địa ốc hàng triệu đô la và mức thu nhập “thụ động” hàng trăm ngàn đô tôi kiếm được mỗi năm từ đầu tư bất động sản của mình. Tôi nhìn thấy thường mọi người thối chí rút lui và ngượng ngùng bỏ đi. Cả anh và tôi đều biết rằng cơ hội đầu tư địa ốc hàng triệu đô la như thế hoàn toàn nằm ngoài tầm tay của họ, bởi vì ngoài việc không có kiến thức, kinh nghiệm họ cũng không có nhiều vốn để đầu tư. Cho nên tôi đã bắt đầu tìm kiếm một con đường mà tôi có thể giúp họ đạt được mức thu nhập thụ động như tôi đã kiếm được từ kinh doanh địa ốc của mình mà không cần phải quay lại học hết 6 năm và bỏ thêm 12 năm đầu tư trên lĩnh vực địa ốc. Tôi tin rằng kinh doanh theo mạng có thể giúp mọi người có cơ hội kiếm được thu nhập thụ động trong khi họ vẫn có thể học cách trở thành những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Đó là lý do tại sao tôi đề nghị hình thức kinh doanh theo mạng với họ. Cho dù họ có ít tiền đi chăng nữa, họ vẫn có thể đầu tư “số vốn tạo ra từ mồ hôi công sức của mình” trong vòng 5 năm và có thể kiếm được một mức thu nhập thụ động cần thiết cho những mối đầu tư thực thụ. Khi phát triển công việc làm ăn, họ lại còn có thời gian rãnh rỗi để học hỏi thêm cũng như kiếm được nhiều vốn hơn để có thể cùng tôi nhắm vào những mối đầu tư lớn”.
Hiện tại anh ta đang ăn nên làm ra trong hệ thống kinh doanh theo mạng cũng như trong chuyện đầu tư của mình. Anh bảo tôi “Ban đầu tôi làm điều này chỉ vì muốn giúp mọi người kiếm ra tiền để đầu tư, vậy mà giờ đây tôi lại càng trở nên giàu có từ chuyện kinh doanh hoàn toàn mới mẽ này”.
Con đường anh đề nghị hoàn toàn giống như con đường mà tôi đã đề nghị với các Bạn trước đây
 

E
 B
S
  
I
Kinh doanh theo mạng - một Franchise cá nhân
Và đó là lý do tại sao ngày nay tôi luôn khuyến khích mọi người hãy xem xét đến hình thức kinh doanh theo mạng. Nhiều công ty nhượng quyền nổi tiếng đòi hỏi trong túi Bạn phải có từ một triệu đô la trở lên mới mua được hệ thống đó (để mua hệ thống KFC hay McDonald Bạn cần có từ 100.000 đô la trở lên). Kinh doanh theo mạng là một kiểu nhượng quyền cá nhân, và Bạn chỉ tốn khoảng 1.200 đô la để mua nó.
 Bán hàng trực tiếp và Kinh doanh theo mạng

Michael L. Sheffield
Hiểu sự khác nhau giữa hai ngành này sẽ giúp bạn xác định được rằng cơ hội nào là sự lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân mình.

Hỏi : Có thể cho tôi biết sự khác nhau giữa bán hàng trực tiếp và kinh doanh đa cấp? Nhiều người đã nói chuyện với tôi về các khái niệm này nhưng dường như mỗi người lại có một quan điểm khác nhau về chúng. Hai khái niệm này giống hay khác nhau?

Đáp : Đây là một câu hỏi rất hay.
Đa số các chuyên gia đều công nhận rằng Kinh doanh theo mạng, hay còn được gọi là Kinh doanh đa cấp, là một phần của của khái niệm bán hàng trực tiếp trong đó các sản phẩm hoặc dịch vụ được phân phối trên cơ sở trực tiếp giữa người và người và được người bán bán hàng bán cho người tiêu dùng.Tuy nhiên, hai khái niệm này trên thực tế lại tạo ra kiểu hành vi rất khác nhau đối với những người bán hàng.
Những công ty bán hàng trực tiếp được biết đến với đặc trưng dựa trên“ người bán”, có nghĩa rằng họ chiết khấu phần trăm hoa hồng sẵn có cho nhà phân phối hàng hoá trong việc bán lẻ cao hơn người quản lý công việc của họ.
 
Những công ty bán hàng trực tiếp thường quảng bá các loại hàng hoá có giá cao hơn, mục đích sử dụng lâu dài, bền như những bộ lọc nước và không khí, nồi nấu ăn, các vật dụng trang trí nhà cửa hoặc vật dụng gia đình, vân vân hơn là sản phẩm tiêu dùng thường xuyên. 
Các loại sản phẩm do các công ty bán hàng trực tiếp phân phối thường giới hạn tiềm năng thu nhập thặng dư. Rõ ràng điều này cũng có những ngoại lệ như thu nhập thặng dư từ bán bảo hiểm, nhưng thường thì với các mặt hàng là hàng tiêu dùng thường xuyên, người bán hàng phải dựa vào người bán hàng kế tiếp lẫn doanh số tiềm năng. Các ngân phiếu hoa hồng trực tiếp thường cao hơn so với trong KDTM, vì thế bạn muốn nhanh chóng kiếm được tiền , thì bán hàng trực tiếp đúng là chiếc vé lựa chọn cho bạn. Còn nếu bạn muốn xây dựng một thu nhập thặng dư dài hạn, bạn cần phải xem xét KDTM. Những nhà phân phối KDTM vẫn phải bán sản phẩm của họ, nhưng quá trình bán hàng thường bắt đầu với “thị trường ấm” từ những người họ hàng hoặc bạn bè của họ. Những mức hoa hồng bán lẻ do các công ty KDTM đưa ra thường thấp hơn rất nhiều so với bán hàng trực tiếp vì phần nhiều khoản hoa hồng đó đã được chi trả thưởng cho các quản trị viên bán hàng phía trên mạng lưới trong hệ thống đỡ đầu. Đổi lại, bạn có thể cũng đỡ đầu một mạng lưới những nhà phân phối downline để không chỉ bán hàng cho họ mà còn trở thành những người tiêu thụ sản phẩm cho bạn nữa. Nếu những sản phẩm công ty có giá phải chăng, chất lượng cao và mang đến những lợi ích rõ ràng, nhà phân phối có cơ hội thực sự để xây dựng được một khách hàng vĩnh viễn. Khách hàng liên tục sử dụng sản phẩm sẽ tạo ra thu nhập thặng dư. Thu nhập thặng dư là tiền mà bạn kiếm được từ những đơn tái đặt hàng và sản phẩm của những tân binh do bạn tuyển mộ và những người khác mà tiếp đó bản thân các tân binh này lại tuyển mộ. Quá trình này tiếp tục sẽ tạo ra thu nhập cho bạn một thời gian sau khi hết ngày này đến ngày khác tập trung vào doanh số hoặc kết quả của công việc bảo trợ. Chẳng hạn, tiền bản quyền mà một nhà văn hoặc một nghệ sĩ kiếm được từ những tác phẩm của họ là một dạng của thu nhập thặng dư. Tương tự là những lợi tức kiếm được trong đầu tư chứng khoán. 
Những sản phẩm tiêu dùng như các loại vitamin, sản phẩm chăm sóc cá nhân, mỹ phẩm, vân vân thường thích hợp với mô hình KDTM vì việc đặt hàng liên tục tạo ra thu nhập thặng dư điều khiển dạng doanh nghiệp này. 
Từng có thâm niên làm việc trong bán hàng trực tiếp và KDTM, tôi đã thấy rằng dễ thu hút người ta tham gia vào những cơ hội KDTM hơn vì nhiều lý do sau:
* Chi phí để tham gia không quá đắt
Ngoài các sản phẩm mẫu và tài liệu hướng dẫn kinh doanh có giá khá hợp lý thì không còn phải tốn thêm khoản đầu tư nào khác. Đơn đặt hàng có thể được công ty gửi đến đều đặn và người tiêu dùng có thể thường xuyên tái đặt hàng trực tiếp cho công ty qua fax,email, điện thoại hay website của công ty với các khoản tiền thưởng được định rõ kể từ người bán hàng cấp 1 trong hệ thống phân phối trở đi. Vì thế,việc lưu trữ hàng là không cần thiết
* Ngày càng nhiều người có thể tham gia vào KDTM vì khái niệm này cho phép làm việc bán thời gian bên cạnh công việc chính toàn thời gian của họ
* Mô hình doanh nghiệp KDTM hỗ trợ chuyển đổi doanh số của sản phẩm hoặc dịch vụ ban đầu vào trong thu nhập thặng dư suốt đời.
* Khái niệm KDTM tạo ra sự tăng trưởng hình học. Các nhà phân phối tạo sức bật thời gian và công sức của họ bằng cách tuyển mộ một số lượng người nhỏ, huấn luyện và hỗ trợ họ cho đến khi chính những tân binh này có thể lại tuyển mộ, huấn luyện và hỗ trợ người của họ để sao chép và nhân đôi trình tự này. Theo cách này, tổ chức mạng lưới tuyến dưới tạo ra doanh số để từ đó tạo ra những khoản hoa hồng và tiền thưởng cho mọi người bao gồm người đỡ đầu cá nhân của họ và tuyến trên bên trên của người đỡ đầu tuỳ theo quy định của kế hoạch trả thưởng.
 
Như thế bạn có thể nhìn thấy, những công ty bán hàng trực tiếp mang đến cho bạn thu nhập tức thời trong khi những công ty MLM tạo cho bạn một cơ hội đòn bẩy tạo sức bật từ thời gian để xây dựng lợi tức thặng dư dài hạn hơn. Nếu bạn thích con người, là một người giao thiệp tốt và sẵn sàng làm việc, thì cả bán hàng trực tiếp truyền thống hoặc KDTM đều có thể mang đến mức thu nhập tiềm năng tuyệt vời.

 MLM LÀ GÌ?
mlm la giMLM là cụm từ viết tắt của "Multi Level Marketing", tại Việt nam thuật ngữ này được dịch ra tiếng Việt với nhiều  tên gọi  khác nhau nhau như  "Kinh doanh  theo mạng   (Network  Marketing)",   "Kinh   doanh   đa   cấp", "Bán hàng đa cấp" "Tiếp thị đa tầng"... dùng để chỉ một phương  thức bán hàng  trực   tiếp  trong đó việc  lưu hành, bán và phân phối sản phẩm (nói cách khác là tiêu thụ hàng hóa) được thực hiện qua một cơ cấu nhiều tầng bao gồm những cá nhân riêng biệt hoạt động độc lập.
Những cá nhân này không phải là nhân viên của công ty, họ là đối tác  phân phối  hàng hoá cho công  ty.  Họ  là các doanh nhân kinh doanh độc lập, giới thiệu sản phẩm tới những khách hàng và như vậy, họ có khoản  thu nhập nhất  định.  Ngoài   ra họ còn giúp đỡ những người khác cùng tham ra doanh nghiệp MLM, dậy họ cách xây dựng mạng lưới phân phối viên của riêng mình, mạng lưới đó thường được gọi là downline (tuyến dưới).Trong "Nghị định về giám sát hoạt động bán hàng đa cấp" do Chính phủ Việt nam ban hành, tại Điều 2 đã định nghĩa: "Bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua  nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền  hoa hồng,  tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết  quả bán hàng hóa của mình và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận."
Có  lẽ không có một  ngành kinh doanh hợp pháp nào  lại  đưa đến nhiều tranh cãi như kinh doanh theo mạng.  Đây là một ngành kinh doanh đang phát triển với doanh thu hàng tỷ đô la Mỹ , trong khoảng thời gian hơn nửa thế kỷ tồn tại của mình đã chiến thắng không chỉ moi người mà đã vượt qua mọi sự hiểu lầm, không khuất phục trướcnhững kẻ nói  xấu,  kiên nhẫn giải   thquyền tồn tại hợp pháp của mình.
Kinh doanh theo mạng – đó là hệ thống trong đó công ty – nhà sản xuất truyền bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thông qua mạng lưới những nhà phân phối độc lập, và khi tham gia họ tự kết nối với mình những nhà phân phối khác. Theo nguyên tắc, quá trình diễn ra một lúc ở nhiều bậc và cho hai khả năng thu nhập:1. Từ việc tiêu thụ hàng hóa thông qua nhứng người quen, người thân.2. Từ việc xây dựng mạng lưới các nhà phân phối.Hệ thống này cho phép công ty tăng liên tục nhu cầu đặt hàng và khả năng đầu tư nhiều hơn cho nhà sản xuất, bởi vì kinh doanh theo mạng cho phép giảm thiểu tối đa những chi phí cho quảng cáo, nhà phân phối thu lợi nhuận ổn định, sự tự do về tài chính, tự do cá nhân và có khả năng phát triển tiềm năng sáng tạo của mình. Các nhà phân phối viên không phải lo lắng về việc giảm biên chế, không khép nép với các “sếp” và không bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh kế, chính trị.Họ tự  lập thời  khóa biểu cho công việc,   tự định mức  thu nhập,  tự nghỉ phép va không bao giờ sợ bị mất việc. hơn nữa, việc phân phối hàng hóa một cách độc lập này không đòi hỏi ở họ bằng cấp hay một khả năng đặc biệt nào cả. điều duy nhất cần ở họ là lòng mong muốn học hỏi và  làm việc.  như mọi  ngành kinh doanh khác,  kinh doanh theo mạng không chấp nhận kẻ lười biếng. tuy nhiên kinh doanh theo mạng  là nơi  phát   triển  tốt  cho những người  cần cù,  ham học hỏi, không ngừng trau dồi bản thân và họ được đền đáp hậu hĩnh từ công sức bỏ ra.
Không cần phải giấu diếm rằng đạt thành công lớn trong kinh doanh theo mạng là một bài toán khó. Mặc đầu nguyên lý của kinh doanh theo mạng là đơn giản và dễ thực hiện, công việc của nhà phân phối lại đòi hỏi ở họ một ý chí phi thường. Phần đông chúng ta từ tấm bé đã quen với sự phục tùng, làm theo mệnh lệnh.  Ở đây,  bạn phải tự làm lấy mọi việc và cái giá của sự do là trách nhiệm lớn lao, trước tiên là trách nhiệm đối với bản thân. Hơn nữa, ngay cả chuyện bắt bản thân dậy sớm hàng ngày cũng không phải chuyện dễ dàng chứ chưa nói đến khả năng đều đặn và kiên trì đi trên một con đường đã định,  hàng ngày đi dù chỉ một bước nhỏ đến cái đích đã vạch sẵn, mặc cho sự nghi ngờ của bạn bè, sự phản đối của người thân, sự chế nhạo của người quen. Dầu sao, vẫn có hàng ngàn - hàng ngàn người đã chọn khả năng này và họ đã không lầm. tự họ đã thành đạt và giúp cho nhiều người lên đến đỉnh cao đó và đạt được mọi thành tựu. Trả lại cho họ niềm hy vọng và lòng khát khao với cuộc sống.
Mặt khác sẽ là một sai lầm lớn nếu coi kinh doanh theo mạng chỉ là cách   kiếm  tiền  mới.  Chính   kinh   doanh   theo  mạng   không   chỉ   là thương mại mà là triết lý của nền văn hóa mới về dinh dướng và lối sống lành mạnh.
Mọi việc bắt đầu từ năm 1920 tại trại tù Trung Quốc , nơi gian giữ nhà hóa học người  mỹ Karl  Renborg,  dễ hiểu  rằng đối  với  những người sống trong điều kiện đói kém, sự ăn uống đúng và đầy đủ đã trở thành vấn đề sống còn. Cho nên cũng đễ hiểu khi ông Renborg đã nảy sinh ý định tạo ra chất bổ sung dinh dưỡng cho con người , bổ sung những thành phần có ích cho cơ thể như Vitamin,  các chất vi lượng, đa lượng, những chất cần thiết cho việc phát triển bình thường của các cơ quan chức năng trong cơ thể con người . Khi về nước ông đã đưa tư tưởng đó vào cuộc sống và tạo ra sản phẩm bổ sung dinh dưỡng đầu tiên trên thế giới từ cỏ linh lăng và rau mùi.
Suy ngĩ của ông Renborg cũng đơn giản như suy nghĩ của mọi thiên tài khác. Cơ thể con người cần rất nhiều chất bổ dưỡng và những chất này chỉ có thể thu nhận được từ thức ăn. Việc thiếu chất dinh dưỡng đó đã  tạo ra hàng  loạt  bệnh,   trong đó có nhiều bệnh mãn  tính mà trong điều kiện hệ miễn dịch bị suy giảm , bệnh làm giảm khả năng lao động và các hoạt động nói chung của con người. Tuy nhiên , nếu tính toán nhu cầu hàng ngày của chúng ta, ví dụ như về Vitamin và lượng Vitamin trong rau quả để một  người  bình thường sống khỏe mạnh, hàng ngày họ phải ăn mọi loại rau quả gì trong khả năng có thể ăn được. Vậy thì không đơn giản hơn sao nếu ta sử dụng tinh chất của các chất dinh dưỡng tự nhiên có hoạt tính sinh học, được chiết suất từ thức ăn có nguồn gốc động vật, hải sản và các loại thực vật ở trên rừng, dưới biển? đó chính là những chất bổ sung dinh dưỡng có hoạt tính sinh học, ý nghĩa trực tiếp của nó không phải là chữa bệnh mà là ngăn chặn khả năng phát sinh của nó.
Nhưng thôi, chúng ta hãy quay lại với lịch sử của ngành kinh doanh theo mạng. Để hiện thực hóa phát minh   của mình, năm 1934, ông Renborg đã lập ra công ty mang tên “Nutrilite Product”. Công ty này không tuyển bất kỳ một nhân viên nào. Thay vào đó, lãnh đạo công ty mời cả một đội quân các nha phân phối độc lập vào quá trình tiêu thụ hàng hóa… “Hãy giới thiệu sản phẩm này cho bạn bè của anh chị- ông Renborg nói - với người quen của mình - và tôi sẽ trả hoa hồng cho anh chị nếu họ mua một cái gì đó” . Với hệ thống này, toàn bộ hoạt động kinh doanh có thể diễn ra mà không tốn bất cứ một chi phí hay khoản tiền trả trước nào, không có lãnh đạo và nhân viên , không cần thuê văn phòng làm việc hay thuê bất kỳ điểm quảng cáo nào. Các nhà phân phối tự làm lấy mọi việc – sử dụng sản phẩm – cảm nhận chất lượng và giới thiệu sản phẩm đó cho bạn bè của họ. Họ đồng thời là người tiêu dùng vừa là người tổ chức thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Và càng giới thiệu cho nhiều người mới, họ càng có thu nhập cao. Đó là hệ thống liên tục phát triển và điều đó giúp cho ông Renborg nhanh chóng trở lên giàu có.
Công ty Nutrilite Product vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay như là một  bộ phận của công  ty “Amway”.  Công  ty Amway do hai  Nhà phân phối   thành đạt  của ông Renborg  thành  lập năm 1959.  Năm 1975, Ủy ban thương mại Liên Bang Hoa Kỳ bắt đầu xét xử để buộc tội công ty này về việc sử dụng  các hình thức kinh doanh không hợp pháp. Đây là cuộc chiến đầu tiên và nghiêm túc để dành quyền sống và  tồn  tại  hợp pháp của ngành kinh doanh  theo mạng,  được công nhận là ngành kinh doanh hợp pháp và không có gì chung với kinh doanh “hình tháp ảo”.Tiến bộ của  kỹ  thuật,   sự phát   triển của Công Nghệ  thông  tin và Internet, sự xuất hiện của các chuyên gia không chỉ trong thực tiễn và cả lý luận, những người đã viết ra vô số các sách hướng dẫn và vô vàn lời khuyên cho người mới học việc, tất cả những điều đó đã thúc đẩy sự phát triển rầm rộ của ngành kinh doanh theo mạng trên thế giới. Bây giờ các nhà phân vối không còn sợ phải đối mặt một mình với các vấn đề chuyên môn, họ không phải tự mình xoay sở cả núi giấy tờ, làm các con tính, thức thâu đêm để nói chuyện điên thoại, khản cả giọng để nhắc đi nhắc lại mỗi một điều trước những người có mong muốn tham gia doanh nghiệp và đi tới tận cuối trời để mua sản phẩm. Những thành tựu mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã cho phép đơn giản hóa, chuẩn mực hóa và tối ưu hóa những vấn đề khó khăn nhất của một nhà phân phối độc lập. Với sự xuất hiện của video, các hệ thống truyền thông mới nhất, computer và internet, kinh doanh theo mạng đã nhận được sự tự do không phải về tài chính mà cả sự tự do cho từng cá nhân.
Bây giờ, một nhà phân phối không cần phải chuẩn bị tỉ mỉ cho cuộc nói  chuyện đầu  tiên với  khách hàng đầu  tiên.  Anh  ta chỉ  cần nhấc điện thoại, gọi cho người đỡ đầu và sử dụng hệ thông điện thoại ba kênh để nói chuyện với người mới và nhờ vậy anh ta có thể được trợ giúp trong những tình huống khó khăn. Anh ta có thể giới thiệu về công ty với mọi người thông qua những cuốn băng Video và nhờ đó tiết kiệm được sức lực, giọng nói và chuẩn bị tinh thần để trả lời các câu hỏi có thể có. Các cửa hàng thương mại điện tử cũng có thể giúp các nhà phân phối đặt hàng mà không cần phải bước ra khỏi nhà và Email giúp anh ta ngay trong chốc lát gửi thư cho tất cả mọi người trong mạng lưới của mình.  Mỗi tiến bộ của khoa học đều làm cho công việc kinh doanh của các nhà phân phối viên trở nên đơn giản hơn,  mỗi  một  phát  minh mới  đều  làm cho nganh kinh doanh  theo mạng trở nên gần gũi với nhiều người hơn.
Tất nhiên kỹ thuật đòi hỏi nhiều thời gian và phương tiện cho việc sử lý và sử dụng nó, nhưng đó là công việc của công ty chứ không phải của các phân phối viên. Và chẳng có gì lạ khi nhận thấy rằng công nghệ máy tính chỉ làm tăng vai trò của từng phân phối viên riêng biệt, nó giải phóng con người, giúp con người có thời gian để thực hiên những việc mà máy tính không thực hiện được – lên kế hoạch, soạn thảo chiến lược và quan trọng nhất đó là giao tiếp giữa con người với con người. Chính điều này đã tạo ra sự hấp dẫn của ngành kinh doanh theo mạng: Nó tồn tại là cho con người – cho từng cá nhân cụ thể, dành cho họ sự chú ý,  quan tâm đến từng vấn đề hiện hữu và giải quyết chúng một cách tuyệt vời.
Nhiều công ty có tên tuổi trên thế giới từ lâu đã đánh giá cao khả năng của kinh doanh theo mạng và đã sử dụng chiến lược này trong hoạt động của mình. Có thể kể đến những tên tuổi nổi tiếng nhất như: Coca   cola;   Colgate;   Gilette;   Vía;   Lipton;   Ford;   Canon;   Sharp; Xerox;…..Hiện nay tại các công ty kinh doanh theo mạng có khoảng 25 triệu người tham gia chuyên nghiệp, phân phối trên 25 ngàn loại hàng hóa, dịch vụ. Tổng doanh thu hàng năm đạt trên 25 tỷ đô la Mỹ với mức tăng trưởng khoảng 20% - 30% mỗi năm. Dựa trên những ưu việt không thể chối cãi được và việc dễ dàng tham gia vào kinh doanh theo mạng có thể dự đoán rằng hình thức phân phối hàng hóa này sẽ mang tính chất toàn cầu trong tương lai gần nhất.
Tuy nhiên, có một số điều khác cũng không kém phần quan trọng – đó là nội dung của hình théc kinh doanh này.  Nội dung của ngành kinh doanh theo mạng là: đó là một triết lý về một lối sống lành mạnh và một ngành kinh doanh mang tính đạo đức. Trên hành tinh này có trên 6 tỷ người, mỗi một người trong số đó cần đến chúng ta. Chúng tôi sẵn sàng đến giúp đỡ họ. Còn bạn?

 NGUYÊN LÝ VẬN HÀNH
nguyen ly van hanhNgày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con người đã có thể chế tạo ra hàng  loạt  những sản phẩm hiện đại như xe hơi, ti vi, máy tính… Song lại phải đối mặt với vấn  đề khác: làm sao để bán được hàng trên thị trường, để đưa những  thành quả  làm  ra đến người   tiêu dùng một  cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Trong nền kinh tế hiện đại, vấn đề phân phối có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cuộc chiến tranh giành khách hàng đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Và thực tế là các nhà sản xuất buộc phải chi ngày càng nhiều tiền cho quảng cáo tiếp thị để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Một thực tế là chi phí cho quảng cáo tiếp thị tăng không hề bảo đảm khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng theo. Với số lượng các kênh truyền  thông  trực  tuyến ngày càng nhiều như hiện nay,  người   tiêu dùng có xu hướng bị mất định hướng do quá tải thông tin. Và kết quả là các nhà sản xuất không còn kiểm soát được tính hiệu quả của công cụ quảng cáo tiếp thị truyền thống.

Ở một số nước, không hiếm trường hợp nhà sản xuất được trả tiền để không sản xuất bởi chẳng những hàng sản xuất ra chỉ nằm trong kho chứ không đến được người tiêu dùng, mà còn có thể gây ra những xu hướng bất lợi trên thị trường.  Ngành MLM đã ra đời như một giải pháp phân phối mới, giúp đưa hàng đến người tiêu dùng nhanh hơn, hiệu quả hơn và có lợi hơn với giá thấp hơn rất nhiều.
Mô hình MLM phân phối sản phẩm theo nguyên lý tương đối đơn giản - Nguyên lý chia xẻ thông tin một cách trực tiếp. Trên thực tế,  tất cả chúng ta đều  thường xuyên  làm việc  đó  trong  cuộc   sống hàng ngày.  Bạn cứ ngẫm  lại  xem:  Bạn mua một cuốn phim video ở một sạp bán băng đĩa về. Xem xong, bạn thấy rất thích và liền kể cho người bạn nghe.  Anh ta cũng muốn mua băng video đó và hỏi bạn đã mua ở đâu. Bạn sẵn lòng chia sẻ thông tin mà không ai trả tiền cho bạn, tất cả lợi nhuận đều do đại lý cho thuê băng được hưởng. Hay khi bạn đến ăn ở một nhà hàng và rất hài lòng về thức ăn, cách phục vụ và sự duyên dáng của cô phục vụ bàn, bạn liền kể cho người quen của mình nghe. Họ mặc dù chưa hề biết đến nhà hàng này nhưng qua sự giới thiệu (gián tiếp) của bạn cũng thử đến ăn ở nhà hàng này, và ông chủ nhà hàng chính  là người  được  lợi  chứ không phải  bạn và bạn  (vô tình) đã quảng cáo không công cho nhà hàng đó.
Các công ty sử dụng nguyên tắc phổ biến sản phẩm này tổ chức nó thông qua mạng  lưới  phân phối.  Khái  niệm MLM,   tức  là đưa sản phẩm đến với khách hàng thông qua mạng lưới các nhà phân phối, chính là bắt nguồn từ đây. Điều này xảy ra trên thực tế ra sao?
Các nhà phân phối mua sản phẩm, dùng thử, đánh giá chúng, thấy kết quả tốt sau khi sử dụng và chia xẻ thông tin (sản phẩm tốt) cho người quen của mình và những người khác, những người đó cũng lại làm tương tự (dùng thử, thấy tốt, có kết quả..., chia xẻ thông tin này tới người khác)… Kết quả là hình thành một mạng lưới khách hàng (nhà phân phối) của công ty
Như chúng ta đã thấy,  quá trình này có thể kéo dài đến vô tận.  Hệ thống được xây dựng không  theo nguyên  tắc quản  lý cổ điển,  mà được hình thành từ các nhà phân phối tự do muốn xây dựng những nhóm phân phối (mạng lưới) của mình, trong đó các thành viên cũng không phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi khách hàng đều có thể trở thành nhà phân phối  và người  đỡ đầu,  tức  là phát   triển các nhóm những nhà phân phối đứng dưới  mình.  Công việc đỡ đầu bao gồm việc  tuyển dụng nhà phân phối mới, dạy họ cách bán hàng và phát triển mạng lưới và cách đào tạo người mới.
Hệ  thống chia hoa hồng cũng rất  có  lợi  cho  tất  cả các  thành viên. Phần công việc được gọi là “đỡ đầu” cho phép nhà phân phối tăng thu nhập của mình, bởi các nhà phân phối không chỉ nhận được hoa hồng trên số hàng mình trực tiếp bán, mà còn nhận được phần trăm trên doanh số của các thành viên trong nhóm vì có công tập hợp được đội ngũ cộng sự và điều hành, đào tạo đội ngũ đó. Và nếu như các nhà phân phối   trong nhóm đó cũng  trở  thành các nhà đỡ đầu  thì không những thu nhập của họ tăng,  mà của người đỡ đầu họ cũng tăng theo.

 ƯU ĐIỂM CỦA MLM
 uu diem mlmĐối với các Công ty phân phối hàng hoá qua MLM
• Loại bỏ các khâu trung gian, tiết kiệm tối đa chi phí trong quá
trình lưu thông phân phối hàng hoá, chi phí cho bộ máy hành
chính, giảm thiểu chi phí quảng cáo...
• Có nhiều thời gian và tài chính hơn để đầu tư cho việc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển mặt hàng mới... nên các công ty này thường tạo ra các sản phẩm độc đáo, chất lượng tốt, đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng do đó khả năng cạnh tranh của sản phẩm rất cao.
• Hạn chế được hiện  tượng hàng giả,  hàng nhái  vì  sản phẩm được phân phối đi trực tiếp từ kho hàng của công ty đến tận tay người tiêu dùng.
• Tạo ra một  mạng  lưới người   tiêu dùng  trung  thành,  một  hệ thống phân phối hàng hoá khổng lồ rộng khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng (phát triển theo cấp số nhân). Nhiều công ty MLM vẫn giữ được tăng trưởng cao dù trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế.
Đối với xã hội
• Huy động được sức lao động nhàn rỗi trong nhân dân.  Giải quyết  công ăn việc  làm,  nâng cao  thu nhập,  cải   thiện chất lượng cuộc sống.
• Phát huy tinh thần đoàn kết, tinh thần đồng đội hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng vươn tới thành công.
• Tăng khoản thu cho ngân sách nhà nước, tăng phúc lợi xã hội. Người tiêu dùng
• Có nhiều cơ hội hơn được sử dụng hàng chất lượng cao với giá phải chăng. Có được quyền phát triển kinh doanh các sản phẩm có chất lượng cao (trong kinh doanh truyền thống, chỉ có các công ty có tên tuổi mới có được quyền này).
• Nhận được dịch vụ chăm sóc tốt hơn.
Đối với những người tham gia ngành MLM
Bên cạnh những ưu điểm đối với nền kinh tế và xã hội nói chung, ngành MLM đem đến cho các  thành viên  tham gia những cơ hội không dễ có được trong các ngành nghề truyền thống:
1.  Được quyền lựa chọn công việc, quyền lựa chọn đối tác, quyền lựa chọn dồng nghiệp.
Trong một doanh nghiệp MLM, mỗi thành viên tự phát triển mạng lưới  của  riêng mình,   tự  tuyển chọn vào hệ  thống của mình những người mà họ thích cộng tác. Không ai có thể ép Bạn nhận một người mà Bạn không ưa.  Số lượng người trong hệ thống cũng do Bạn tự quyết định.
2. Cơ hội làm thêm mà không ảnh hưởng tới công việc chính.
Một  người  mới   tham gia MLM sẽ không cần phải  “bỏ” công việc hiện tại để vùi đầu vào công việc mới mà chưa biết có thành công hay không.  Trong giai  đoan đầu,   thông  thường chỉ  cần bỏ ra cho công việc này  từ 2 đến 3  tiếng mỗi  ngày,  còn khi  doanh nghiệp đã  lớn mạnh nhanh chóng và đòi hỏi nhiều công sức hơn thì tự Bạn sẽ quyết định: dồn toàn bộ sức lực cho MLM hay vẫn tiếp tục kết hợp. Trên thực tế, phần lớn đều chọn giải pháp sau: nếu việc làm thêm (MLM) bắt đầu mang lại thu nhập lớn hơn công việc chính trong khi chiếm ít thời gian và sức lực hơn thì chính nó sẽ trở thành công việc chính.
3. Hoàn toàn tự do, tự chủ trong công việc.
Trong một doanh nghiệp MLM, mỗi người tự xác định cho mình thời gian, địa điểm cũng như luợng công việc của mình. Bạn sẽ có thể tự quyết định dậy vào lúc nào: 7 giờ hay 10 giờ sáng, gặp gỡ những ai, làm việc bao nhiêu tiếng một ngày, bao giờ thì đi nghỉ và nghỉ bao lâu… Tất cả chỉ phụ thuộc vào ý muốn của riêng Bạn và tính bức xúc của nhu cầu đó. Nếu Bạn thỏa mãn với mức thu nhập 100 đôla/tháng, Bạn có thể không cần bỏ nhiều công sức mà chỉ cần làm việc 8 tiếng mỗi   tuần,   song nếu Bạn muốn có  thu nhập 1000-2000 đôla/tháng hoặc hơn, đương nhiên, thời gian biểu làm việc của Bạn sẽ phải dày hơn.
4. Cơ hội có được thu nhập mà chỉ có các chủ doanh nghiệp lớn, các ngôi sao ca nhạc... mới có được.
MLM cho bạn cơ hội tận dụng được sức mạnh đòn bẩy của hệ thống. Số tiền tạo ra trong MLM phụ thuộc vào doanh số bán hàng của bản thân nhà phân phối và mạng lưới của người đó. Khi mạng lưới đủ lớn sức mạnh đòn bẩy phát huy tác dụng đem lại cho người có công gây dựng ra nó một thu nhập mà một người làm công ăn lương không thể có được. Ở Mỹ, một nhà phân phối lớn trong doanh nghiệp MLM có thu nhập 1 triệu đôla/năm không còn là chuyện đáng ngạc nhiên. Một số nhà phân phối theo mô hình MLM tại Nga cũng đã đạt được mức thu nhập tương tự. Tại Việt Nam, nhiều người đã có được mức thu nhập vài chục ngàn USD/tháng.
5. Bạn có thể phát triển sự nghiệp và tăng thu nhập nhanh
Để có một   sự nghiệp “đáng nói”   trong một  doanh nghiệp  truyền thống,  mỗi người thường phải trải qua 5 năm đại học,  vài năm lao động cật lực để tích luỹ kinh nghiệm, trở thành chuyên nghiệp. Trong khi đó, việc phát triển sự nghiệp cũng như thu nhập lại bị hạn chế bởi những vị trí lãnh đạo trong công ty là hữu hạn Trong MLM, có thể lập nghiệp thành công chỉ trong vòng 1 năm, từ tay trắng có thể đạt tới mức thu nhập 1000-1500 đôla/tháng hoặc hơn nhiều   (một   số   người   có   thu  nhập  năm  đầu   lên   tới   gần  10  ngàn đôla/tháng). Nhân vật huyền thoại của MLM - ông Glen Terner, khởi nghiệp trong MLM với số vốn 5000 đôla, chỉ trong vòng 5 năm đã kiếm được một tài sản kếch sù trị giá 300 triệu đôla. Lẽ dĩ  nhiên,  cũng như bất  kỳ ngành nghề nào khác không phải  aicũng có thể thành công nhanh chóng. Thống kê cho thấy, chỉ có 10% người trong MLM đạt được những thành tựu đáng nể,  song con số này  là không  tồi  chút  nào.  Đặc biệt,  nếu  so  sánh với  kinh doanh “truyền thống”: chỉ có 5% doanh nghiệp vừa và nhỏ ăn mừng được sinh nhật thứ 10, số còn lại đều thất bại. Còn nhiều nhà doanh nghiệp MLM với thâm niên 3-5 năm hoàn toàn
thỏa mãn với mức thu nhập ổn định 800-1000 đôla mỗi tháng. Tốc độ tăng trưởng thu nhập trong ngành MLM cũng đáng kinh ngạc. Nếu với một cơ cấu tổ chức hợp lý và cơ chế đào tạo và khuyến khích hiệu quả, thu nhập của các thành viên MLM có thể tăng gấp đôi mỗi năm.
“Quy luật thành công”, theo định nghĩa của chủ tịch “Hiệp hội MLM thế giới” Doris Wood,  chính  là “Một-cộng-Một”.  Có nghĩa  là,  nếu mỗi   tháng,  một  nhà phân phối   tuyển được 1 người  gia nhập mạng ưới của mình và những người đi sau cũng làm được tương tự thì sau 1 năm, mạng lưới của anh ta sẽ có được 4096 người!
Dĩ nhiên, khó có thể đạt được thành tích này trên thực tế, song con số này cũng đáng để suy nghĩ.
Trong MLM, người ta rất thích câu hỏi: Bạn sẽ chọn 100 ngàn đôla một lúc hay 1 cent nhưng được nhân đôi mỗi  ngày? Đương nhiên, câu trả lời của bất cứ ai biết làm toán sẽ là 1 cent, bởi lẽ số tiền này sau một năm sẽ biến thành nhiều triệu đôla!
6. Thăng tiến không phụ thuộc vào quan hệ cá nhân với “người đỡ đầu” và lãnh đạo công ty.
Trong MLM,  sự nghiệp của Bạn chỉ phụ thuộc vào chính bản thân Bạn. Việc thăng tiến sẽ chỉ do máy tính tổng kết dựa trên doanh số bán hàng. Trong MLM, không thể “leo cao” nhờ quan hệ quen biết và
cũng không thể bị “đì” do quan hệ không tốt với cấp trên
7. Có cơ hội học được nghề mới nhanh chóng.
Trong MLM,  chỉ   trong vòng 1-2 năm đã có  thể  trở  thành chuyên viên.  Để đạt  được điều này,  Bạn không cần phải  nghiên cứu hàng chục môn học như  trong bất  kỳ  trường đại  học nào và ngốn hàng trăm cuốn sách. Toàn bộ tài liệu về MLM đến nay chỉ gói gọn trong vòng vài ba chục cuốn sách nhỏ, cộng thêm báo, tạp chí, băng hình và băng thu âm… Thực tế, Bạn chỉ cần bỏ ra khoảng một giờ đồng hồ mỗi ngày để tự học là đủ.
8. Thành công không của Bạn phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác, học vấn và tính chất công việc trước đây.
Hệ thống MLM cho phép bất cứ ai cũng có thể tổ chức kinh doanh độc lập không phụ thuộc vào địa vị xã hội,  học vấn,  kinh nghiệm, giới tính và tuổi tác. Có những bà nội trợ bắt đầu tham gia ở lứa tuổi 60 và muộn hơn,  nhưng cũng đạt  được những kết  quả không  tồi. Song cũng có cả những nhà doanh nghiệp trẻ tuổi, các nhà bác học và nhà tâm lý học mà không hề đạt được kết quả gì.
9. Bạn có cơ hội phát triển cá nhân
Sự  tiến bộ này chính  là một   trong những yếu  tố quyết  định  thành công. Mỗi người tham gia MLM, nếu muốn trở thành thủ lĩnh, nhất định phải trở thành một người có sức thu hút, mà điều này là không thể nếu không có sự mở rộng tầm nhìn và đào sâu kiến thức trong các lĩnh vực khác nhau.
Những “người đỡ đầu” nhìn xa trông rộng thường bỏ nhiều công sức cho việc phát triển các nhà phân phối của mình, đồng thời bản thân các công  ty MLM cũng không  tiếc  tiền cho việc “đầu  tư vào con người”. Các buổi hội thảo huấn luyện cho lãnh đạo các cấp trung và cao trong hầu hết các công ty MLM thường được tổ chức, và mỗi lần là một  địa điểm mới.  Chương trình học tập luôn được kết hợp với chương trình văn hóa và sau cuộc hội thảo, mỗi người trở về không chỉ  với  những kiến  thức học được,  mà còn vô số điều mới  mẻ đã được thấy, được nghe trong chuyến đi cùng với cảm giác thoải mái sau một kỳ nghỉ. Chi phí cho những chuyến đi này được bù lại bằng
việc tăng doanh số bán hàng, còn những người mới lại có động cơ để tiến bộ nhanh hơn.
10. Bạn có cơ hội mở rộng quan hệ
Mỗi ngày trong hệ thống MLM lại xuất hiện thêm những thành viên mới và họ được tiếp xúc trực tiếp với những nhà phân phối cũ. Mỗi người đến với hệ thống đều mang theo một hành trang, và trong một hệ thống hơn 100 người, Bạn có thể gặp đại diện của bất kỳ ngành nghề nào - bác sĩ, luật sư, ngân hàng, nghệ sĩ, bác học…
11. Bạn không cần (hoặc cần rất ít) vốn đầu tư ban đầu
Thông  thường  thì  bạn không mất  gì  khi  đăng ký gia nhập doanh nghiệp MLM.  Tuy nhiên Bạn cũng nên đầu tư (cho bản thân Bạn) một số "đồ nghề" để làm việc như: Sản phẩm mẫu dùng thử, bộ “Kit” (Bên trong thường có đầy đủ tài liệu, sản phẩm mẫu...) để Bạn có thể bắt đầu công việc. Giá trị bộ "Kít" thường vào khoảng vài chục ngàn tới vài trăm ngàn (tuỳ theo giá trị những thứ chứa bên trong), song cũng có công ty trang bị miễn phí
12. Bạn không bị phụ thuộc vào những yếu tố bất lợi bên ngoài
Các nhà kinh doanh MLM không gặp phải vấn đề xin đểu và không cần phải  có “bảo kê”,  điều không  thể  thiếu  trong việc kinh doanh hiện nay tại nhiều nơi.
13. Bạn không phải mạo hiểm về tài chính
Do Bạn không cần đầu tư nên cũng không có gì để phải mạo hiểm. Thậm chí, hàng mua lúc đầu nếu không bán được vẫn có thể trả lại công ty để nhận lại tiền - hầu hết các công ty MLM đều cho phép làm như vậy đối với các mặt hàng tiêu dùng.
14. Bạn có tương lai ổn định và lạc quan
Các doanh nghiệp MLM chỉ tiêu thụ các sản phẩm chất lượng rất cao và có nhu cầu trong những tầng lớp cao nhất của xã hội, và rất ít bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng tài chính. Suy cho cùng, làm ao khủng hoảng tài chính có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa “người đỡ đầu” và nhà phân phối? Chẳng lẽ người ta lại từ chối sử dụng những sản phẩm đã quen dùng và rất cần thiết cho bản thân?
Chẳng qua trong thời kỳ khủng hoảng, tiêu thụ sẽ suy giảm đôi chút, song đó chỉ là hiện tượng nhất thời và sẽ nhanh chóng qua đi.
15. Bạn có thể phát huy tính sáng tạo
Công việc của người làm MLM giống như quá trình viết một cuốn sách hay. Người ta phải tự viết từng trang và nếu cuốn sách viết xong (tức là khi một bộ máy bắt đầu vận hành), cuốn sách sẽ mang đến cho tác giả (“người đỡ đầu”) nguồn thu nhập thường xuyên. Một bộ máy bđã được đào tạo sẽ có khả năng tự sinh sôi mà không phụ thuộc vào người đã tạo ra nó.
16. Bạn đạt được sự thỏa mãn về tinh thần vì tính chất cao quý của
công việc.
Thứ nhất, mỗi người tham gia MLM đều phấn đấu trở thành “người đỡ đầu” của càng nhiều người càng tốt, gián tiếp tạo ra công ăn việc làm cho người khác. Có điều gì có thể làm chúng ta vui hơn khi nhìn thấy những người do chúng ta tuyển chọn trở thành những con người tự do,  khỏe mạnh và giàu có? Không ở đâu có thể tìm được nhiềuBạn bè thật sự biết ơn Bạn vì đã tạo cơ hội cho họ thành công như trong MLM.

  PHÂN BIỆT MLM VỚI HÌNH THÁP ẢO
 thap aoMLM ngày càng phát triển rộng rãi, được nhiều người áp dụng đồng thời cũng không  ít  người  phản đối.  Một   trong những nguyên nhân dẫn đến nghi ngờ hoặc phản đối chính là sự nhẫm lẫn giữa  MLM, hình thức phân phối hàng hóa hợp pháp với  mô hình hình tháp ảo  (trong Luật cạnh tranh gọi là: bán hàng đa cấp bất chính) là mô hình lừa đảo đang bị cấm ở tất cả các nước trên thế giới. Cả hai  kiểu đều sử dụng sức mạnh của cấp số nhân, nghĩa là mạng lưới càng về sau càng rộng ra. Cả hai đều có dòng tiền từ dưới lên và dòng giá  trị  khác  từ  trên xuống.
Điểm khác nhau cơ bản chính là ở chỗ: nếu như trong MLM, giá trị đi xuống là sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao,  mang  lại  giá  trị  đích  thực  tương xứng với đồng tiền bỏ ra thì trong hình tháp ảo, giá trị đi xuống là một giá trị ảo, chỉ có giá trị tạm thời trong nội bộ hình tháp hoặc không có giá trị gì.

Cũng có thể là một giá trị có tác dụng nhỏ hơn, không tương xứng với đồng tiền bỏ ra. Trong hình tháp ảo, mọi người tham gia chỉ với mục đích có mã số hoạt động để từ đó có quyền giới thiệu (lôi kéo) người khác mà không quan tâm đến sản phẩm có hiệu quả hay không, giá cả có phù hợp hay không. Chính vì thế thu nhập của người vào trước chỉ có thể dựa trên đóng góp của người vào sau. Đây là hình thức lừa người lân cận và đến một lúc nào đó thì tan vỡ. Trong ngành MLM, người ta thường nói nhiều về luân lý, nhân cách, ý chí. còn trong hình tháp ảo người ta thường đưa ra những lời hứa hẹn làm giàu nhanh chóng và dễ dàng. Có nhiều công ty lợi dụng hình thức MLM để che đậy hình tháp ảo của mình một cách tinh vi,  ở đây chúng ta cần tỉnh táo để phân biệt giữa thật và giả. Trước khi bắt tay tham gia vào một công ty phân phối  theo phương  thức MLM nào,  để phân biệt  giữa công  ty MLM chân chính và công ty ảo bạn cần nghiên cứu kỹ Luật  cạnh tranh và Nghị định quản lý giám sát hoạt động bán hàng đa cấp của Chính phủ, trong đó quy định khá cụ thể và rõ ràng về vấn đề này.
Ngoài ra, chúng tôi phân tích thêm về một số vấn đề mà bạn nên cân nhắc, xem xét kỹ những khía cạnh sau trước khi tham gia một công ty nào đó:
1. Đóng góp bắt buộc (tên gọi  khác:   lệ phí  gia nhập - bản quyền kinh doanh...) khi lần đầu vào công ty là bao nhiêu, khi tham gia vào mạng lưới có bị ép mua một lượng hàng nào không?
Nhiều công ty mà ngay khi gia nhập bạn đã phải mua ngay một lượng hàng hóa mà chưa biết là có khả năng bán được hay không. Một số công ty khác thu lệ phí gia nhập (còn gọi là quyền kinh doanh - hay lệ phí đăng ký...) quá cao so với những gì mà bạn nhận được khi đăng ký. Bạn nên cân nhắc với những công ty như vậy. Tuy nhiên bạn cũng cần đánh giá một cách khách quan, một số công ty khi đăng ký mặc dù mất  một khoản lệ phí nhỏ nhưng bù lại công ty trang bị cho người mới  đăng ký nhiều vật  dụng mà giá  trị  của nó có  thể bằng hoặc lớn hơn lệ phí người đăng ký phải bỏ ra (ví dụ: tài liệu, dụng cụ làm việc, sản phẩm mẫu...).

 Nhập cuộc MLM
 nhap cuocBạn đã tìm hiểu kỹ về ngành MLM và không muốn bỏ qua cơ hội “Thuận lợi nhất trong lịch sử loài người” này, Bạn đang đầy nhiệt huyết và muốn bắt tay ngay vào việc xây dựng doanh nghiệp MLM của riêng mình. Bạn phải bắt đầu từ đâu đây?
Dưới đây là một hệ thống bao gồm những bước căn bản giúp Bạn có thể triển khai công việc MLM của mình một cách trôi chảy nhất. Trên thực  tế,  Bạn có thể  thực hiện cùng lúc một số bước,  điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào ý muốn của Bạn. Điều quan trọng là Bạn phải cảm nhận được thời điểm thích hợp để làm việc đó.
Bước 1: Lựa chọn công ty (đối tác)
Đây là bước khởi đầu quan trọng nhất, quyết định sự thành đạt của bạn trong ngành MLM. Hiện nay tại Việt nam có nhiều công ty để bạn lựa chọn, bạn nên tham khảo nhiều công ty khác nhau để có được sự lựa chọn tốt nhất, phù hợp nhất với bạn. Xem thêm: “Các yếu tố cần nghiên cứu, xem xét khi lựa chọn công ty”.(phụ lục)
Bước 2: Đăng ký tham gia
Bạn có thể tiến hành ngay khi nhận thấy sản phẩm của công ty và bản thân công ty thích hợp với Bạn.  Lập thời gian biểu cho mình càng sớm càng tốt. Bạn cần phải đặt ra mục tiêu cho mình và ghi chúng ra giấy.  Hãy nghĩ  xem,  Bạn muốn đạt  được gì  nhờ ngành MLM:  rèn luyện những kỹ năng giao tiếp và mở rộng quan hệ, kiếm thêm vài trăm ngàn tiêu vặt mỗi tháng hay muốn kiếm cả một gia tài, hay để có được cuộc sống thoải mái? Hãy nhớ là mục tiêu của Bạn phải cụ thể, hiện thực, khả thi và phải có thời hạn rõ ràng. Trên cơ sở đó, hãy đặt cho mình kế hoạch trước mắt và lâu dài.
Bước 3: Nghiên cứu kỹ các tài liệu của công ty.
Tài liệu mà công ty cung cấp cho Bạn sẽ chính là khóa huấn luyện đầu tiên của Bạn. Các tài liệu lúc nào cũng phải ở trong tầm tay Bạn. Bạn cần phải đọc chúng thật kỹ và trao đổi với người đỡ đầu nếu có những thắc mắc. Hãy nhớ là đừng bao giờ vội vàng giới thiệu sản phẩm hay công việc mới cho bất cứ ai khi Bạn còn chưa đọc kỹ các tài  liệu hoặc chưa được trải qua một buổi  huấn luyện nào. Hãy chấp nhận một thực tế là Bạn cần phải trải qua một giai đoạn chuẩn bị (học hỏi), bởi Bạn cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cơ bản như trong bất cứ một công việc nào. Bạn có thể tìm đọc thêm các sách chuyên ngành MLM, những sách viết về thành công của các doanh nhân thế giới, các câu chuyện thành công về các nhân vật nổi tiếng thế giới để tìm hiểu bí quyết thành công của họ và khích lệ bản thân.
Bước 4: Tham dự các buổi đào tạo, gặp gỡ, hội thảo, trao đổi với người đỡ đầu
Những cuộc gặp gỡ là một chất kết dính trong công việc của Bạn. Chúng giúp bạn phát triển những kỹ năng cần thiết và hỗ trợ cho việc xây dựng doanh nghiệp của Bạn.  Bạn cũng nên  thường xuyên gặp người đỡ đầu để trao đổi về kế hoạch phát triển của Bạn vì Bạn có thể tìm được sự trợ giúp và học hỏi được những kinh nghiệm đáng giá của một người đi trước Bạn.
Bước 5: Lên danh sách người quen.
Hãy  lập danh sách người  quen của Bạn.  Đây  là một   trong những bước quan trọng và vì vậy Bạn đừng làm một cách nửa vời. Đừng “nghĩ hộ người khác” như: “Anh ta giàu lắm. Anh ta sẽ không quan tâm đâu”,  “Cô ấy chỉ   thích bán hàng đơn  thuần  thôi,  cô ấy không “khoái” công việc này đâu”... Những định kiến tương tự sẽ làm mất rất nhiều cơ hội của Bạn. Tạm thời Bạn cứ ghi hết tên, địa chỉ và điện thoại của những người mà Bạn biết ra một cuốn sổ. Trong một danh sách dài người quen của Bạn về sau này sẽ chỉ có 1-2 người sẽ trở thành nhà phân phối lớn, vài người thành nhà phân phối “nhàng nhàng” và vài chục người sẽ chỉ sử dụng sản phẩm thôi. Sau này thì Bạn sẽ biết người nào thật sự có khả năng,  còn người  nào không,  nhưng kết  cục  thường không giống như Bạn nghĩ lúc đầu đâu.
STT
Họ Tên
Điện Thoại
Nhu Cầu
Ghi chú
Sức Khỏe
Sắc Đẹp
Việc Làm $
2
Ông A
091…
Khớp
3
Chị B
090…
Mụn,nám
Bà C
095…
Tiểu dường
100
Mai
090
Làm Thêm
Lưu ý:
Nên lập Danh sách ít nhất là 100 người.
Khi lập danh sách không nên quyết định thay cho bất cứ ai (nghĩ hộ người khác).
Khi lập danh sách nên dựa vào sổ điện thoại, card visit và các mối quan hệ khác
Cần phải viết ra vì "Một cây bút chì cùn còn nhọn hơn bất kỳ trí nhớ nào"
Nguồn khách hàng có thể từ:
• Bạn học: phổ thông, đại học.
• Bạn học lớp buổi tối: anh văn, vi tính, khiêu vũ.
• Những thầy cô giáo, huấn luyện viên của bạn
• Bạn cùng sinh hoạt CLB: thể thao, văn nghệ, hưu trí, bơi
• Bạn đồng nghiệp trong công ty (cả cũ và mới)
• Những người cùng đi nghỉ mát, cùng sở thích
• Những người chủ quán ăn, cửa hàng bạn hay mua sắm
• Bạn thân, chiến hữu
• Bà con, họ hàng, người thân
• Hàng xóm
• Bạn bè, người quen của gia đình mình
• Bạn bè, đối tác, khách hàng trong quá trình làm việc...
Hàng ngày  luôn cố gắng bổ sung vào danh sách những người  bạn chợt  nhớ  ra hoặc mới   làm quen,  không nên  lạm dụng  trí  nhớ bản thân.
Đừng mắc một sai lầm thường gặp là chỉ nghĩ đến khoảng 5-6 người mà bạn nghĩ là họ sẽ quan tâm và chấm hết. Như vậy Bạn sẽ nhanh chóng thất vọng khi nhận được vài lời từ chối.
Bước 6: Thảo  luận với  người  đỡ đầu về danh sách
của Bạn.(cực kỳ quan trọng).
Hãy thảo luận với người đỡ đầu về danh sách người quen của Bạn. Dù sao người đỡ đầu cũng có kinh nghiệm hơn Bạn về việc phân loại các ứng viên. Sau đó, hãy thống nhất chọn ra 1-2 người tin cậy và có năng lực nhất để tiếp cận trước.
Bước  7:  Lên kế  hoạch gặp gỡ với  người  đã được chọn.
Lên kế hoạch gặp gỡ để cung cấp thông tin về Sản phẩm và Cơ hội kinh doanh là một khâu quan trọng trong MLM, bởi MLM là công việc của gặp gỡ và giao tiếp. Hãy làm việc đó cùng với người đỡ đầu. Để công việc có được hiệu quả cao, hãy lên kế hoạch sao cho có lợi nhất cho công việc. Bạn cần có 7-10 tiếng dành cho công việc mỗi tuần, song phải là 7-10 tiếng chỉ dành cho cộng việc mà thôi và đừng để những việc khác ảnh hưởng đến kế hoạch của Bạn. Hãy hợp tác chặt chẽ với người đỡ đầu để có thể sử dụng thời gian hợp lý nhất, đặc biệt là trong những tuần đầu. Hãy tìm hiểu về thời gian tổ chức các hoạt động của công ty như gặp gỡ, hội thảo, các buổi họp năm...  
Những sự kiện này có ý nghĩa rất quan trọng đối với thành công của Bạn, và Bạn cần phải biết để chuẩn bị kỹ lưỡng.
Hãy bắt đầu từ những buổi gặp gỡ “một chọi một” trong khung cảnh gia đình, sau đó là các buổi gặp gỡ đông người hơn, cuối cùng là các buổi gặp gỡ với các nhánh khác của công ty. Bạn hãy nhớ nguyên tắc là buổi gặp gỡ sau phải lớn hơn và ấn tượng hơn buổi trước.
Bạn cần phải giới thiệu sản phẩm thường xuyên, nếu Bạn muốn  doanh nghiệp của Bạn tăng trưởng.
Bạn đừng nghĩ rằng chỉ cần đọc tài liệu, sách báo, đi hội thảo là Bạn đã phát triển doanh nghiệp rồi. Dĩ nhiên, điều đó cũng rất quan trọng, song chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Công việc thực sự giúp cho mạng lưới của Bạn phát triển là giới thiệu sản phẩm và tìm những nhà phân phối mới. Lúc đầu, người đỡ đầu sẽ giúp đỡ Bạn giới thiệu sản phẩm với người mới (gặp gỡ hai chọi một), song dần dà Bạn phải học cách tự mình làm việc đó
Bước 8: Đăng ký thành viên mới
Trong trường hợp người được mời đồng ý tham gia, Bạn hãy giúp họ đăng ký. Việc đăng ký người mới  có thể bắt đầu ngay sau khi bạn được công ty cấp mã số hoạt động và hoàn thành một số chỉ tiêu ban đầu.
Bước 9: Giúp người mới nhanh chóng nắm bắt được bản chất của ngành MLM, cách thức để bắt đầu...
Bạn hãy giữ liên lạc thường xuyên với người mới bằng cách gửi các tài liệu, gặp gỡ với họ cùng với người đỡ đầu của mình để nắm được nhận thức của họ. Hãy gọi điện hàng tuần cho họ, gửi thiệp, liên lạc qua e-mail  hoặc nhắn  tin kịp  thời  khi  có  thông  tin cần  thiết  và cố gắng giải đáp những thắc mắc của họ.
Bước   10:  Đào   tạo   người  mới,   giúp  họ   phát   triển thành viên mới.
Hãy thường xuyên giúp đỡ, đào tạo thành viên mới của Bạn. Hãy dạy cho họ cách phân loại các ứng viên, cách tiến hành các buổi gặp gỡ ể giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp. Trong thời gian đầu, tốt nhất là Bạn hãy đích thân giúp họ tổ chức gặp gỡ và giới thiệu sản phẩm cho các ứng viên của họ để họ học hỏi. Hãy thực hiện mọi việc một cách đơn giản, sao cho họ có thể làm theo Bạn một cách dễ dàng. Hãy bỏ gấp đôi công sức để dạy các nhà phân phối của Bạn cách làm việc độc lập. Hãy gọi điện cho họ hàng ngày để hỏi xem họ có người mới chưa. Bạn phải thường xuyên khích lệ họ, vì họ không nhìn thấy toàn cảnh bằng Bạn.  Hãy cho họ thấy những điển hình thành công khác trong công ty Bạn. Hãy động viên các thành viên trong mạng lưới hàng tháng qua việc công nhận những cố gắng của họ, tặng các phần thưởng cho những người có thành tích đặc biệt.
Bước 11: Tiếp tục tìm người mới.
Khi đã đào tạo xong một thành viên mới cách tuyển và đào tạo người mới là lúc Bạn có thể quay sang tuyển và đào tạo người mới khác. Doanh nghiệp của Bạn phải không ngừng phát triển, và Bạn phải nhớ rằng việc tuyển người là một trong những công việc cơ bản của Bạn. Song song với các bước trên, Bạn cần phải không ngừng tự rèn luyện để phát triển con người và những kỹ năng cần thiết. Hãy đầu tư vào bản thân, bởi yếu tố con người là yếu tố hàng đầu quyết định thành công trong MLM. Đầu tiên Bạn sẽ cần đến kỹ năng tuyển dụng và đào tạo, sau đó sẽ đến cách quản lý thời gian và các kỹ năng tổ chức, và cuối cùng là những phẩm chất của một người thủ lĩnh, khả năng giao tiếp và hỗ trợ người khác. Các hình thức học tập như đọc sách, đi du lịch, v.v. cũng giúp Bạn nâng cao trình độ nhận thức chung.
2. Giá trị hàng hóa có tương xứng với đồng tiền bỏ ra hay không? Bạn có bán được hàng ra  thị   trường với  giá đó hay không?
Nếu bỏ tiền ra chỉ để được tham gia vào công ty mặc dù sản phẩm có giá trị rất thấp, không tương xứng với đồng tiền bỏ ra thì đó là hình tháp ảo. Nếu hàng bạn nhận được không thể bán được ra thị trường với cái giá “trên trời” nào đó thì đó không phải là hàng đúng nghĩa và bạn bị rơi vào hình tháp ảo Nếu bạn mua hàng của công ty sau đó đem hàng đó bán ra thị trường nhưng thị trường chỉ chấp nhận với giá thấp hơn giá mà bạn đã mua sỉ tại công ty, tức là bạn không thể có lãi hoăc thu lại được số tiền bạn đã bỏ ra thì có nghĩa bạn đang tham gia vào công ty hình tháp ảo.
3. Có ai tham gia mạng lưới chỉ để sử dụng hàng, không với mục đích kinh doanh không?
Nếu có thì  đó là việc bình thường,  còn nếu mạng lưới toàn những người mua hàng không với mục đích sử dụng thật sự mà chỉ để lĩnh hoa hồng thì đó là hình tháp ảo.
4. Công ty có cam kết mua lại sản phẩm (trong điều kiện còn sử dụng được...) từ các nhà phân phối trong trường hợp họ không bán được hay không?
Chính nhờ vào chất lượng sản phẩm tốt mà các công ty mlm chân chính mới tồn tại và phát triển được. Một sản phẩm tốt thì không có lý do gì mà công ty không dám mua lại. Một vấn đề nữa là chi phí hoàn trả hàng có hợp lý hay không (nhiều công ty áp dụng mức phí hoàn trả hàng là 10% giá trị lô hàng, một số công ty khác thì không hề thu bất kỳ khoản phí nào khi hoàn trả hàng).
5. Thu nhập (tiền hoa hồng, tiền thưởng...) lấy từ đâu ra?
Đây là vấn đề rất quan trọng cần nghiên cứu kỹ. Tiền thưởng (thu nhập) chỉ có thể có khi hàng được bán đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng, lúc mà người tiêu dùng bỏ tiền ra để mua sản phẩm tương xứng với đồng tiền của họ và sử dụng chúng. Trong mô hình hình tháp ảo, hàng hóa chỉ quanh quẩn trong nội bộ các nhà phân phối và không lưu thông đến tay người tiêu dùng thực sự, người tầng trên có tiền nhờ vào việc tầng dưới  “ôm” hàng.  Nhiều công  ty khác chỉ  cần  lôi  kéo được người mới vào hệ thống là bạn đã có tiền (thực chất là từ sự đóng góp của người mới khi gia nhập...). Bạn nên thận trọng với những công ty có dấu hiệu trên.
6. Tính dân chủ trong doanh nghiệp?
Trong chính sách hoa hồng phải nói lên được việc bạn vào sau vẫn có thể có thu nhập cao hơn người vào trước nếu bạn cố gắng và nỗ lực nhiều hơn, ngược lại thì đó là hình tháp ảo. Có những sơ đồ mà người vào trước mời gọi người khác tham gia, khi mạng lưới phát triển ra, sau đó không cần làm gì cả nhưng hàng  tháng vẫn được nhận hoa hồng, đó chính là những công ty kinh doanh ảo.

 Những Thói Quen Cần Thiết Khi Khởi Nghiệp Với MLM
 thoi wen khi nhac cuocMLM dựa trên nền tảng là các mối  quan hệ giữa con người với  con người.  Bạn  là người thế nào, cách Bạn suy nghĩ và xử  sự ra sao ảnh hưởng trực tiếp đến các mối  quan hệ và hiệu quả công việc của Bạn. Dưới đây,  chúng  tôi  giới   thiệu với Bạn các đức tính và thói quen cần  thiết  để  thành đạt   trong ngành MLM nói rêng và  trong kinh doanh nói chung.

1. Suy Nghĩ Tích Cực
Để thành công trong MLM cần phải có suy nghĩ tích cực, hãy tin vào bản  thân và  tự nhủ  rằng:  nếu những người  khác cũng  thành công trong việc kinh doanh này thì Bạn cũng sẽ làm được. Suy nghĩ tiêu cực sẽ không cho phép Bạn tiến lên phía trước. Doanh nghiệp của Bạn sẽ lụi dần khi gặp phải hoàn cảnh bất lợi đầu tiên và rốt cục là thất bại. Vì vậy, Bạn cần phải tập kiểm soát được quá trình suy nghĩ của mình và cắt đứt những suy nghĩ tiêu cực ngay khi chúng vừa xuất hiện trong đầu
Thành công chỉ đến khi Bạn không tránh né các khó khăn, mà chịu giải quyết các khó khăn và biết cách rút ra lợi ích cho mình từ bất kỳ một hoàn cảnh nào. Tuy nhiên, hầu hết mọi người ban đầu đều thiếu tính cách này. Song thật may, đức tính này có thể rèn luyện được bằng nhiều cách. Bạn có thể nghiên cứu các cuốn sách dạy Bạn tư duy tích cực, nghe các cuốn băng kể về những người   thành đạt  và nhập  tâm vào cuộc đời  họ. Những tác phẩm kinh điển về lĩnh vực này có thể kể đến là “Quy luật thành công”,   “Hãy  suy nghĩ  và   làm giàu”   (Napoleon Hill),  “Nhà MLM  vĩ   đại”   (John   Fogg),   “Nhà   giả   kim  thuật”   (Paulo  Coelo), “Doanh nhân vĩ đại nhất thế giới" (Og Mardino)... Khi Bạn bắt đầu suy nghĩ giống như những người thành đạt, tức là định hướng dương cho suy nghĩ  của mình,  thì  Bạn cũng sẽ bắt  đầu thành công (Xem thêm mục Thư viên).
2. Sẵn Sàng Học Tập
Bất kể con đường công danh trước đây của Bạn thành công đến mức nào, nếu muốn thành công trong MLM, Bạn phải sẵn sàng học tập. Hãy biết cách làm chủ lòng tự ái của mình. Bạn cần phải sẵn sàng bắt chước người đỡ đầu của Bạn và đừng cố “phát minh lại xe đạp”. Hãy học  tập ở chính người  đỡ đầu của Bạn bởi  họ đã  trải  qua,  họ biết những phương pháp và chiến lược nào có tác dung trong MLM. Công việc trong MLM về mặt kỹ thuật thì đơn giản hơn so với kinh doanh truyền thống nhưng đòi hỏi những cố gắng lớn hơn về ý chí. Bạn cần phải dựa vào Hệ thống và nghe theo lời chỉ dẫn của người đỡ đầu của Bạn, người đã nhận Bạn vào mạng lưới và nghiên cứu cơ sở của doanh nghiệp cho tới khi nắm vững. Hãy tiếp xúc nhiều với các nhà phân phối thành công, thường xuyên hỏi họ về những việc họ đang làm và cách thức thực hiện. Bạn hãy đầu tư vào lĩnh vực có hiệu suất cao nhất, mà cụ thể là hãy phát triển trí tuệ và tâm hồn mình. Hãy thường xuyên rèn luyện bản thân bằng cách bỏ chút thời gian mỗi ngày để đọc sách hoặc nghe cassette.
3. Nhiệt Tình
Bạn sẽ dễ dàng đạt được tất cả, nếu như Bạn chịu khó giúp những người khác đạt được điều họ muốn. Quy luật gieo trồng chính là con đường đúng đắn để đi tới thành công. Trong MLM, để có thu nhập lớn hơn, Bạn cần phải đầu tư nhiều thời gian, nỗ lực và tiền bạc cho mạng lưới của Bạn hơn.
Đừng quên các thành viên của Bạn và họ cũng sẽ không quên Bạn. Hãy để cho những nhà phân phối của Bạn hiểu rằng họ có thể trông cậy vào sự giúp đỡ của Bạn khi cần.  Hãy quan tâm đến các thành viên của Bạn và giúp đỡ họ, bởi chính bằng cách đó, Bạn đang gieo mầm cho tương lai của mình. Điều mà Bạn nhận được sẽ không chỉ là tiền bạc, mà còn là mạng lưới những người Bạn trung thành và những đồng nghiệp tin cậy.
4. Vững Vàng
Hãy sẵn sàng đối mặt với những tình huống xấu nhất. Bạn sẽ không tránh khỏi những mũi dùi chỉ trích. Các nhà phân phối ngành MLM vẫn cần phải tự vệ trước những lời nhạo báng của bạn bè và người thân trong gia đình. Nhiều người sẽ cười Bạn vào lúc mà Bạn tuyên bố với  mọi  người   là Bạn  tham gia vào công việc của một  công ty MLM.
Napoleon Hill, tác giả cuốn best-seller "Suy nghĩ và làm giàu" từng nói: "Muốn khỏi bị phê bình chỉ có cách không là ai và không làm gì cả. Từ bỏ hết mọi tham vọng của mình và bằng lòng với việc quét rác”.
Khi người ta không tin Bạn, Bạn sẽ rất dễ rơi vào trạng thái tự hoài nghi mình. Tốt hơn cả là Bạn hãy tránh xa họ để chứng minh sự đúng đắn của mình.
5. Lạc Quan
Thành công trong MLM chỉ mỉm cười với những người rất lạc quan. Và sự lạc quan chỉ đến với Bạn khi Bạn tự hào một cách chân thành về công việc của Bạn. Sự lạc quan lớn lên từ niềm tin sâu sắc là sản phẩm của Bạn có giá trị, cần thiết và có ích cho mọi người. Bạn chỉ cần tự mình tin tưởng vào sản phẩm, tận hưởng tối đa niềm vui mà công việc kinh doanh mang lại cho Bạn để người khác cũng cảm thấy muốn tham gia cùng Bạn.
6. Cần Cù
Nếu Bạn muốn làm giàu nhanh chóng thì MLM không dành cho Bạn. Phần  lớn những người  muốn đạt  được những  thành công đáng kể trong MLM đều phải trải qua lao động và lao động.
7. Kiên Trì
Kiên trì là nhân tố quan trọng và cần thiết để thành công trong MLM. Tất cả những đức tính còn lại đều có thể có được hoặc học được theo thời gian.
Đừng xem tiếng “không” như câu trả lời cuối cùng và vội vã bi quan. Nếu Bạn không có được sự kiên trì để vượt qua khó khăn thì không có gì có thể giúp Bạn. Hãy nhắc lại đề nghị của mình với những cộng sự tiềm năng ít nhất là 5 lần nữa vào các thời điểm khác nhau với những thông tin mới.
Bạn hãy nhớ rằng còn quá sớm để đầu hàng. Nhiều người đã phải trải qua vài  năm  cơ  cực  trước  khi  đạt  được   thành  công  trong MLM, nhưng rốt cục họ đã được đền đáp xứng đáng. Khả năng tổ chức và phối hợp Chủ nghĩa “anh hùng cá nhân” không có chỗ đứng trong MLM. Bạn phải biết phối hợp nhịp nhàng với cả hệ thống. Hãy cố gắng giao việc cho các thành viên để mỗi người đều cảm nhận được mình là người trong cuộc. Hãy chỉ tự làm những điều mà chỉ có Bạn mới làm được, và đừng quên thực hiện mọi việc một cách đơn giản theo chuẩn mực của Hệ thống để người đứng dưới dễ dàng làm theo Bạn. Bên cạnh những đức tính nói trên, thói quen cũng là một phần cấu thành  rất  quan  trọng  trong cuộc  sống và công việc của chúng  ta. Những thói quen xấu sẽ huỷ hoại Bạn và làm Bạn mệt mỏi. Song nếu Bạn tạo được cho mình những thói quen tốt, chúng sẽ mang đến cho Bạn thêm sức mạnh, hỗ trợ cho những hành động và thành tựu của Bạn. John Millton Fogg - một trong những tác giả nổi tiếng viết về MLM - đã đúc kết ra 8 thói quen cần thiết sau đây để có được thành công trong MLM: Ghi các mục tiêu ra giấy và xem lại chúng hàng ngày Những người thành công ở các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống không chỉ đơn thuần có mục tiêu, họ còn ghi chúng ra giấy và xem lại chúng mỗi ngày.
Mỗi mục tiêu được ghi ra giấy cụ thể hơn rất nhiều so với những ướcmơ thường thoáng qua đầu Bạn. Chúng đập vào mắt Bạn hàng ngày, giúp Bạn tập trung và vượt qua những thời khắc khó khăn. Khi Bạn biết mình muốn đi đâu thì chuyến đi sẽ trở thành một hành trình có mục đích. Đó chính là chìa khoá cho thành công của Bạn - một thành công mà Bạn thực sự muốn chứ không phải tình cờ hay may mắn.
8. Biết Lắng Nghe
Bạn có thấy là Bạn thường thấy những gì Bạn muốn nói quan trọng hơn những gì người đối thoại với Bạn nói? Và có phải Bạn thường bắt đầu câu chuyện với một danh sách dài những điều mà người khác phải hiểu và đồng ý với Bạn?
Nhiều người trong chúng ta vẫn chưa biết lắng nghe. Song biết lắng nghe chính là một yếu tố tạo nên thành công. Những người thành đạt khuyên rằng, nên bỏ 80% thời gian để lắng nghe, và chỉ 20% để nói, không phải ngẫu nhiên mà tạo hoá tạo ra mỗi chúng ta có một cái mồm nhưng có tới hai cái tai.
Bạn có thể  tập luyện cho mình khả năng lắng nghe.  Hãy thử chặnmình lại khi Bạn muốn đáp lại thay vì lắng nghe; hãy cố gắng tập
trung vào những gì người khác nói, và đặt càng nhiều câu hỏi càng tốt.  Kakhil  Gibran đã  từng nói   rằng,  một  nhà giáo chân chính  là người không dẫn chúng ta đến kho tàng kiến thức của người đó, mà hướng chúng ta đến kho báu của chính ta. Cho người ta thông tin là quan trọng vì điều đó làm người ta mạnh mẽ hơn. Song, giúp người ta nhận ra cái gì là đúng đối với họ chính là Bạn đang làm cho họ mạnh hơn gấp trăm lần.
9. Tập Trung Vào Hành Động Thay Vì Kết Quả
Mặc dù chúng ta thường được dạy rằng kết quả là trên hết, thực tế đã cho thấy: chỉ chú ý đến kết quả lại không hiêu quả. Thay vào đó, hãy tập trung vào hành động và để cho kết quả tự đến. Những hành động kiên  trì   thường xuyên mà mỗi  hành động đều có  thể hoàn  thành, chính là nền tảng tạo nên kết quả. Chúng sẽ tạo ra quán tính cho cả một quá  trình – đó chính  là một  sức mạnh  lớn rất  cần thiết để đạt được mục tiêu.
Chỉ tập trung vào kết quả thường làm người ta rơi vào cái bẫy “làm đúng” thay vì "làm tiếp". Và đó là mầm mống của thất bại. Hãy nhớ rằng Thomas Edison đã phải có 999 lần thử (hành động) mới tạo ra được bóng đèn (kết quả). Và giả sử ông quá phụ thuộc vào kết quả thì có thể chúng ta đến nay vẫn còn ngồi trong bóng tối!
10. Chỉ Nói Những Điều Làm Người Khác Thấy Vui Hơn
Trong cuộc sống của chúng ta, những lời phê bình và thái độ tiêu cực đã quá đủ. Người ta tính rằng cứ 3 lời nói tốt về một chuyện lại có đến 33 lời xiên xẹo. Khi nói những điều tốt về mọi người, về công ty hay về một hoàn cảnh nào đó, chính là Bạn đang tạo tiếng thơm cho lời nói của mình. Trong thế giới phần nhiều là tiêu cực của chúng ta, điều đó sẽ thu hút mọi người đến với Bạn như một thỏi nam châm. Khi Bạn bị cuốn vào một câu chuyện không vui và tiêu cực, Bạn hãy để ý xem mình đang nói gì, hãy dừng lại và cố gắng đưa ra một nhận xét tích cực - nếu không thì hãy im lặng. Cái tiếng của một người “tốt miệng” sẽ là cái vốn của Bạn và nó sẽ mang lại lợi nhuận vượt quá mong đợi của Bạn.
11. Có Trách Nhiệm Với Lời Hứa Của Mình
Những mô hình pyramid  tài   chính đã  nhiều năm núp dưới  bóng MLM, vì vậy nếu làm việc trong một công ty MLM nghiêm túc, Bạn cần phải không để người khác có cớ để chê trách Bạn.
Quan hệ con người trong MLM dựa trên nền tảng là lòng tin. Để có được lòng tin của người khác, Bạn cần phải có trách nhiệm với những hành động, lời nói của mình. Đừng bao giờ nói dối khách hàng và các nhà phân phối của Bạn. Và những gì Bạn đã hứa, Bạn nhất định phải làm. Thực hiện lời hứa của mình kịp thời vừa là tỏ ra có phong cách chuyên nghiệp, vừa tốt cho cả đôi bên – và đó là cách xử sự mà Bạn có thể làm mẫu cho các nhà phân phối của mình. Bạn hãy hình dung là mạng lưới của Bạn sẽ mạnh hơn bao nhiêu, nếu ai cũng thực hiện những gì họ nói?
Phần lớn những bức thư không gửi, những cú điện không gọi, những cuộc gặp lỡ được viện lý do “không có thời gian” hoặc “lỡ kế hoạch”. Song thực tế thì do người ta thiếu trách nhiệm với những lời hứa của mình. Giữ "chữ tín" - tự nó đã là một thói quen rất tốt. Tôn trọng lời nói và lời hứa của mình – chính là một bảo đảm cho thành công của Bạn.
12. Hạn Chế Thời Gian Gọi Điện Thoại
Đây là một quy tắc chung, kể cả đối với những cú điện thoại đặc biệt. Giới hạn thời gian đối với từng cú điện thoại làm tăng hiệu suất của Bạn và cũng giảm tiền điện thoại - một tình huống “nhất cử lưỡng tiện” cổ điển.
Các chuyên viên về giao tiếp cho biết, hơn 80% những gì chúng ta nói không có liên quan gì đến bản chất sự việc. Và nếu Bạn chỉ cần bớt đi 50% thời gian của mỗi cú điện thoại thì Bạn có thể thực hiện được gấp đôi số cuộc gọi. Những người bận rộn thường thích ngắn gọn và cụ thể. Điều này đã thành thói quen của họ.
Điện thoại có thể là một trong những công cụ lợi hại nhất trong công việc của Bạn – song chỉ trong trường hợp Bạn biết sử dụng nó một cách hiệu quả mà thôi.
13. Biết Nói “Không” Đúng Lúc
Tổ chức một công việc kinh doanh mạng có thể có khá nhiều phiền phức. Nhiều người có xu hướng ôm đồm quá nhiều trách nhiệm. Và vì vậy chúng ta nói “vâng” quá nhiều. Bắt mình làm vừa lòng tất cả mọi người là điên rồ và không thể thực hiện được. Tập cho mình nói không vào lúc nào và với ai không phải à tự hạn chế mình. Đó là sự thể hiện một cách cứng rắn quan điểm  về việc cần phải làm gì để đưa công việc kinh doanh của mình đến thành công một cách thành công nhất. Đó là còn chưa nói đến chuyện điều đó giúp các cộng sự của Bạn tự có trách nhiệm đối với thành công của mình.
Hãy đặt cho mình mục tiêu nói “không” 3 lần mỗi ngày. Song đừnglàm điều đó một cách bừa bãi mà hãy chọn thời điểm và tình huống, khi mà “vâng” không mang lại lợi ích cho Bạn và công việc của Bạn.Hãy nói “không” khi điều đó quan trọng đối với tất cả những người bên cạnh Bạn.
14. Mỗi Lúc Chỉ Làm Một Việc
Sự tập trung cực kỳ quan trọng đối với thành công của Bạn. Nhiều người trong chúng ta cứ bị rối lên vì làm mấy việc cùng lúc: vừa ghichép và tổ chức công việc, vừa nói điện thoại,  tham gia mấy cuộc thương thảo cùng lúc, và những người làm việc tại nhà thì thường cứ rối lên giữa việc nhà và việc cơ quan.
“Cái  gì cũng biết” trên  thực  tế lại  là không có cái  nào giỏi.  Muốn thành công, quan trọng nhất là phải tập trung hoàn toàn vào công việc Bạn đang làm. Nếu không, đó chỉ là lừa dối mình và người khác. Đầu tiên, tập trung nói chuyện cho xong với người ở đầu dây, sau đó, viết cho xong thời gian biểu của mình thì Bạn sẽ không phải điên đầu vì 2 việc một lúc và việc nào Bạn cũng giải quyết được một cách tốt nhất. Nếu Bạn nhận thấy tay này Bạn đang bấm điện thoại cho ai đó, tay kia vẫn tiếp tục viết, hãy dừng lại, chọn một trong hai việc làm trước và sau đó mới làm đến việc kia. Lựa chọn chính là mấu chốt của vấn đề. Lựa chọn sẽ giúp Bạn giải phóng được nhận thức của  Bạn để có thể hoàn toàn tập trung vào hành động của mình.Làm ẩu sẽ tiêu hao sức lực của Bạn, dẫn đến mệt mỏi và không năng suất. Hãy nhớ: đạt được những kết quả dự kiến mới là cái Bạn cần.
Khả năng tập trung vào một việc Bạn chọn trong mỗi thời điểm sẽ tăng thêm số lượng những chiến thắng của Bạn mỗi ngày và giúp ích cho sự nghiệp của Bạn. Nếu như Bạn chỉ quan tâm đến MLM đủ để có được một thu nhập không lớn khi làm thêm thì Bạn không cần phải có những đức tính phi thường như trên. Song nếu Bạn mơ ước làm chủ một gia tài đồ sộ,  Bạn cần phải  dám  thay đổi  mình và sẵn sàng đối  mặt  với   thử thách.