Bát Chánh-Đạo
Bát Chánh-Đạo đây là lời ngõ đầu tiên đến các bạn đồng-tu thời Phật Thích-Ca sau khi Ngài đắc đạo như một tuyên- ngôn Trung-Đạo xé tan hai xung đột mâu-thuẩn của khổ-đau và khoái-lạc để tiến đến ứng dụng Tứ-Đế sau nầy.
Vậy Bát Chánh-Đạo là tám luận đề ứng dụng sau đây :
1- Chánh-kiến : ( Nói đủ là Chánh-Tri-Kiến ) là thấy và nhận biết đúng như thật, đúng như thật khách quan : vạn vật vô thường thấy và nhận biết là vô thường ( thay đổi biến chuyển từng sát na ), vạn pháp do duyên sinh thấy và nhận biết là duyên sinh. Tất cả đều vô ngã hay vô tướng thì thấy và nhận biết vô ngã hay vô tướng. Thấy và nhận biết vô thường, duyên sinh vô ngã hay vô tướng là thấy và nhận biết đúng như thật rõ ràng từng pháp một thế thôi đủ công phá nỗi niền đau khổ triền miên vô tận vì tà kiến và vô minh vây hảm kiếp sống trầm luân nầy.
2- Chánh tư duy : thấy và nhận biết đúng như thật rồi mới tư duy là suy nghĩ đâu là chân tâm đâu là vọng tâm tiến đến Giới-Định-Huệ chuyển hóa mà tác cạn nguồn gốc khổ đau hầu giải thoát cho mình và cho người.
3- Chánh ngữ : Tất nhiên thấy đúng nghĩ đúng lời nói đúng : một khi lời nói đúng như thật thì thân rất khoan thai còn tâm rất nhẹ nhàn, nhân cách rất tự nhiên, cuộc sống rất tự tại, hài hòa và thích nghi trong bất cứ trường hợp nào.
4- Chánh nghiệp : ( karma) hành động tạo tác đúng với lẽ phải, phù họp với chân lý lợi ích cho mình cho người. khi đã chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ là người luôn luôn thận trọng gìn giữ mọi hành động một cách tự nhiên của mình không làm đau khổ đến tha nhân mà còn chuyển hóa thân khẩu ý ba nghiệp bất tịnh trở thành thanh tịnh sống cuộc đời yên vui thanh thoát nhẹ nhàn tự tại.
5- Chánh-mạng : mạng là sự sống, đời sống, sau khi đã rỏ bốn luận đề trên thì người sống chánh mạng là sống cuộc đời có ý nghĩa lợi mình lợi người, không làm khổ đau người khác để cùng nhau tiến tu đến bờ giác.
6- Chánh tinh tấn : là chuyên cần, siêng năng thực hiện ; sau khi đã thấu triệt thông suốt năm luận đề trên mà hành giả đã chứng nghiệm trên con đường đã vạch sẵn không vì một lý do nào lùi bước bởi ngoại cảnh thăng trần như bèo bọt trôi vạc không biết đâu là bờ bến.
7- Chánh niệm : là khắc ghi nhớ sáu luận đề trên hồi tưởng lại để kiểm chứng đâu là lỗi lầm để thành tâm sám hối, đâu là điều thiện phát huy đến tận nguồn gốc mà báo ơn cha mẹ thầy tổ, ơn quốc gia , ơn chúng sanh đàn na và ơn Tam bảo, có thế mới đem tình thương đích thực ( từ-bi ) vào cuộc đời mà không biết mệt mỏi thất thối Bồ Đề Tâm.
8- Chánh định : quán chiếu hoàn hảo bảy luận đệ trên rõ ràng từng pháp một là định, tất nhiên đưa chúng ta đến thể tính thanh tịnh đủ trí tuệ tẩy trừ tham dục, si ái và phát lòng yêu thương bình đẳng chân thật đến mọi loài ; dẩu biết rằng từng pháp một hữu hình hay vô hình kể cả tâm niệm hiện hữu như là giả hợp duyên sinh vô ngả vô tướng không có thật và trường tồn, nhưng đủ để nhổ tận gốc rể ngu si về pháp chấp và ngã chấp mà tận hưởng hơi thở chánh niệm nhẹ nhàn an lạc giải thoát : sinh diệt trong bất diệt của thế nhân.
Tóm lại tám luận đề chơn chánh thành thật nầy có khả năng cải thiện tự thân dù là phật tử hay không là phật tử để cùng nhau cải thiện hoàn cảnh tốt đẹp và hạnh phúc hơn mà ai ai cũng mơ ước mong chờ đến mùa gặt hái quả ngon vị ngọt của Niết Bàn Giải thoát Giác ngộ trần gian đủ hương vị hằng hữu an lạc thanh tịnh như một cánh hoa chân tâm vừa nở tô điểm cho đạo và đời bất khả phân ly.
Bát Chánh-Đạo đây là lời ngõ đầu tiên đến các bạn đồng-tu thời Phật Thích-Ca sau khi Ngài đắc đạo như một tuyên- ngôn Trung-Đạo xé tan hai xung đột mâu-thuẩn của khổ-đau và khoái-lạc để tiến đến ứng dụng Tứ-Đế sau nầy.
Vậy Bát Chánh-Đạo là tám luận đề ứng dụng sau đây :
1- Chánh-kiến : ( Nói đủ là Chánh-Tri-Kiến ) là thấy và nhận biết đúng như thật, đúng như thật khách quan : vạn vật vô thường thấy và nhận biết là vô thường ( thay đổi biến chuyển từng sát na ), vạn pháp do duyên sinh thấy và nhận biết là duyên sinh. Tất cả đều vô ngã hay vô tướng thì thấy và nhận biết vô ngã hay vô tướng. Thấy và nhận biết vô thường, duyên sinh vô ngã hay vô tướng là thấy và nhận biết đúng như thật rõ ràng từng pháp một thế thôi đủ công phá nỗi niền đau khổ triền miên vô tận vì tà kiến và vô minh vây hảm kiếp sống trầm luân nầy.
2- Chánh tư duy : thấy và nhận biết đúng như thật rồi mới tư duy là suy nghĩ đâu là chân tâm đâu là vọng tâm tiến đến Giới-Định-Huệ chuyển hóa mà tác cạn nguồn gốc khổ đau hầu giải thoát cho mình và cho người.
3- Chánh ngữ : Tất nhiên thấy đúng nghĩ đúng lời nói đúng : một khi lời nói đúng như thật thì thân rất khoan thai còn tâm rất nhẹ nhàn, nhân cách rất tự nhiên, cuộc sống rất tự tại, hài hòa và thích nghi trong bất cứ trường hợp nào.
4- Chánh nghiệp : ( karma) hành động tạo tác đúng với lẽ phải, phù họp với chân lý lợi ích cho mình cho người. khi đã chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ là người luôn luôn thận trọng gìn giữ mọi hành động một cách tự nhiên của mình không làm đau khổ đến tha nhân mà còn chuyển hóa thân khẩu ý ba nghiệp bất tịnh trở thành thanh tịnh sống cuộc đời yên vui thanh thoát nhẹ nhàn tự tại.
5- Chánh-mạng : mạng là sự sống, đời sống, sau khi đã rỏ bốn luận đề trên thì người sống chánh mạng là sống cuộc đời có ý nghĩa lợi mình lợi người, không làm khổ đau người khác để cùng nhau tiến tu đến bờ giác.
6- Chánh tinh tấn : là chuyên cần, siêng năng thực hiện ; sau khi đã thấu triệt thông suốt năm luận đề trên mà hành giả đã chứng nghiệm trên con đường đã vạch sẵn không vì một lý do nào lùi bước bởi ngoại cảnh thăng trần như bèo bọt trôi vạc không biết đâu là bờ bến.
7- Chánh niệm : là khắc ghi nhớ sáu luận đề trên hồi tưởng lại để kiểm chứng đâu là lỗi lầm để thành tâm sám hối, đâu là điều thiện phát huy đến tận nguồn gốc mà báo ơn cha mẹ thầy tổ, ơn quốc gia , ơn chúng sanh đàn na và ơn Tam bảo, có thế mới đem tình thương đích thực ( từ-bi ) vào cuộc đời mà không biết mệt mỏi thất thối Bồ Đề Tâm.
8- Chánh định : quán chiếu hoàn hảo bảy luận đệ trên rõ ràng từng pháp một là định, tất nhiên đưa chúng ta đến thể tính thanh tịnh đủ trí tuệ tẩy trừ tham dục, si ái và phát lòng yêu thương bình đẳng chân thật đến mọi loài ; dẩu biết rằng từng pháp một hữu hình hay vô hình kể cả tâm niệm hiện hữu như là giả hợp duyên sinh vô ngả vô tướng không có thật và trường tồn, nhưng đủ để nhổ tận gốc rể ngu si về pháp chấp và ngã chấp mà tận hưởng hơi thở chánh niệm nhẹ nhàn an lạc giải thoát : sinh diệt trong bất diệt của thế nhân.
Tóm lại tám luận đề chơn chánh thành thật nầy có khả năng cải thiện tự thân dù là phật tử hay không là phật tử để cùng nhau cải thiện hoàn cảnh tốt đẹp và hạnh phúc hơn mà ai ai cũng mơ ước mong chờ đến mùa gặt hái quả ngon vị ngọt của Niết Bàn Giải thoát Giác ngộ trần gian đủ hương vị hằng hữu an lạc thanh tịnh như một cánh hoa chân tâm vừa nở tô điểm cho đạo và đời bất khả phân ly.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét